cau 1 2 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội trong quản lý KT:

-             Bản chất: đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động, giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

-             Nội Dung:

Lợi ích chính là động lực của quản lý mà trong nền kinh tế thị trường có nhiều lợi ích cần thỏa mãn, do vậy việc kết hợp hài hòa các lợi ích phải đc xem xét và giải quyết tốt để đảm bảo cho tổ chức vận hành thuận lợi và có hiệu quả, ngược lại nếu quan hệ lợi ích rối loạn sẽ dẫn đến sự rối loạn của tổ chức, phá vỡ hệ thống quản lý.

Thực hiện tốt nguyên tắc này cần chú ý 1 số vấn đề sau:

-             Các quyết định quản lý phải quan tâm trước hết đến lợi ích của người lao động đó là những khoản tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội mà người lao động được hưởng thụ.

-             Lợi ích cá nhân phải gắn liền với lợi ích chung bởi vì nếu chỉ quan tâm đến lợi ích ng lao động mà quên đi lợi ích tập thể và lợi ích xã hội thì chủ nghĩa cá nhân sẽ phát triển thậm chí dẫn đến tham những, đặc quyền, đặc lợi của 1 số người có chức có quyền.

-             Phải coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của tập thế và người lao động. trong quá trình quản lý thì khuyến khích lợi ích vật chất đối vs ng lao động đc đặt ở vị trí ưu tiên, song cũng k thể coi nhẹ hoặc phủ nhận chính trị tư tưởng, cân nhắc, đề bạt vào các chức vụ công tác thích hợp. thực chất nó là sự đánh giá của tập thể và xã hội đối vs cống hiến của mỗi người, là sự khẳng định vị trí của họ trong cộng đồng, vì thế nó rất cần thiết.

Câu 2: Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng:

Đây là mô hình quản lý trong đó các cá nhân hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực chức năng (tài chính, lập kế hoạch, kỹ thuật, quản lý nhân lực…)được tập hợp trong cùng 1 đơn vị cơ cấu.

-             Đặc điểm: ngoài các bộ phận của cơ cấu tổ chức trực tuyến  (mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước 1 người lãnh đạo cấp trên trực tiếp) thì có thêm 1 số bộ phận chức năng:

+ bộ phận chức năng này đóng vai trò là tham mưu cho cấp trên vừa được giao những quyền hạn nhất định để chi phối các bộ phận cấp dưới.

+ Cấp dưới chịu sự chi phối của quyền lực trực tuyến vừa chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của bộ phận chức năng.

+ Tạo điều kiên cho việc phối kết hợp giữa các bộ phận khác nhau trong cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu này có thể đc thiết kế thêm bộ phận tham mưu tồn tại dưới hình thức trợ lý, cố vấn, tư vấn… để tạo thành cơ cấu tổ chức hỗn hợp( trực tuyến- chức năng- tham mưu)

-             Ưu điểm:

+ Phát huy tối đa những ưu thế của chuyên môn hóa

+ Hiệu quả tác nghiệp của các chức năng

+ Đơn giản hóa việc đào tạo

+ Tạo điều kiện cho các cấp quản lý cao nhất không bỵ sa vào những công vc sự vụ vụn vặt, đồng thời kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các vộ phận chức năng.

-             Nhược điểm:

+Cấp dưới bỵ chi phối bởi nhiều chủ thể, làm rối chế độ lãnh đạo của 1 thủ trưởng.

+ Tạo nên sự không rõ ràng về trách nhiệm

+ Thông tin dễ bỵ nhiễu

-             Phạm vi áp dụng:

Cơ cấu trực tuyến- chức năng thường được thực hiện ở những tổ chức có quy mô tương đối lớn, có nhiều hoạt động và năng lực quản lý, điều hành của chủ thể quản lý tốt, có khả năng bao quát các hoạt động trong tổ chức …. Cơ cấu trực tuyến chức năng hiện nay đc áp dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều tổ chức, đặc biệt là tổ chức kinh tế, các tổ chức sự nghiệp

Câu 3: Đặc điểm hoạt độngcủa các quy luật KT và cơ chế vận dụng các quy luật đó trong qly KT:

* Tính chất, đặc điểm hoạt động của các quy luật kinh tế:

Quy luật cung - cầu: Cung > cầu -> giá giảm ->  sx giảm

Cung < cầu -> giá tăng -> sx tăng

là qluật chi fối thị trường.

 - Các quy luật kinh tế tồn tại và tác động 1 cách khách quan ko fụ thuộc vào nhận thức, ý chí khách quan của con người. Con người ko thể tạo ra, bỏ đi, thay thế or cải tạo các quy luật kinh tế mà chỉ có thể vận dụng chúng vào hoạt động kinh tế của mình.

  - Các quy luật kinh tế tồn tại và tác động thong qua các hoạt động của con người và chỉ có thể biểu hiện bằng các hình thức kinh tế cụ thể.

  - Các quy luật đan xen vào nhau tạo thành 1 hệ thống thống nhất, trong đó thường có các quy luật chi fối chúng.

  * Cơ chế vận dụng qluật kinh tế vào quản lý kinh tế:

  Cơ chế vận dụng qluật kinh tế là tổng thế những đk, hình thức, ppháp mà thông qa đó ngta áp dụng các qluật ktế vào hoạt động ktế nhằm đạt đc các mục tiêu đề ra. Quá trình vận dụng các qluật ktế có 4 bước:

   B1: Nhận thức các qluật ktế

   B2: Xác định mục tiêu ptriển ktế

   B3: Sử dụng các hình thức ktế cụ thể

     B4: Tổ chức hoạt động chung của con ng.

1)         Nhận thức các qluật ktế:

 là quá trình tìm hiểu nội dung of các qluật: đkiện tác động, cơ chế tác động, lĩnh vực, phương diện tác động của qluật. Đây là tiền đề, đkiện of việc vân dụng các qluật ktế, Qtrình nhận thức các qluật đc tiến hành thông qa các hoạt động thực tiễn cũng như thông qua các hoạt động lý luận nhằm trang bị các tri thức.

2)         Xác định mục tiêu phát triển kinh tế

Mục tiêu là cơ sở thực tế, là định hướng để lựa chọn cách thức vận dụng các quy luật kinh tế. Do vậy, mục tiêu cần fải được xác định trên những cơ sở KH theo đòi hỏi của các quy luaạt kinh tế khách quan đang chi phối sự vận động của nền kinh tế.

3) Sử dụng các hình thức kinh tế cụ thể:

 - Vận dụng các quy luật kinh tế là lựa chọn và sử dụng các hình thức knih tế cụ thể. Căn cứ vào bản chất của các quy luật kinh tế, đặc điểm của nền kinh tế, đặc điểm của xã hội... sử dụng các hình thức kinh tế cụ thể là quá trình định ra hệ thống các quan hệ quản lý, giá cả, tiền lương, chính sách phát triển.

 - Do hình thức biểu hiện của các quy luật có nhiều mức khác nhau cho nên việc lựa chọn và sử dụng hình thức kinh tế cụ thể đúng theo mức và điều kiện đòi hỏi là yếu tố quyết định sự thành công cho việc vận dụng các quy luật kinh tế.

4) Tổ chức hoạt động chung của con người:

Các quy luật linh tế tác động thông qua hoạt động của con người. Do vậy, vận dụng các quy luật kinh tế đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động của môi trường trong toàn hệ thống kinh tế thonong qua kế hoạch sản xuất và phát triển kinh tế. Việc phân phối fải dựa trên cơ sở đảm bảo cân bằng, hài hòa các lợi ích bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội và sử dụng tổng thể các nguyên tắc, các phương pháp quản lý.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fqaf