cau 1-3-5-8-9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu1: Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ thứ XIV đầu thế kỷ XX?

Trả lời:

1. Tình hình thế giới:

1.1 Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).

1.2 Năm 1917 Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đó là một cuộc cách mạng vô sản, một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

1.3 Tháng 3-1919, Quốc tế công sản được thành lập. Tại đại hội II của Quốc tế cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin được công bố.

2. Sự biến đổi về mặt kinh tế, xã hội Việt Nam:

2.1 Về kinh tế:

2.1.1 Quan hệ sản xuất nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới.

2.1.2 Thực dân Pháp kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lơi nhuận siêu ngạch.

Nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

2.2 Về chính trị:

2.2.1 Chúng thực hiện chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề.

2.2.2 Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thảng tay đàn áp, khủng bố,dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong bể máu..

2.2.3 Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng (Bắc Kỳ: Thuộc địa, Trung kỳ: Tự trị, Nam kỳ: Bảo hộ của Pháp).

2.3 Về văn hoá:

2.3.1 Chính sách nô dịch về mặt văn hoá, ngu dân.

2.3.2 Ngăn chặn luồng văn hoá tiến bộ.

2.3.3 Quảng bá tư tưởng "Pháp Việt đề huề".

3. Hậu quả:

3.1 Về chính trị: Tên Việt Nam bị xoá trên bản đồ.

3.2 Về kinh tế: Về hình thức đã xuất hiện nền sản xuất hiện đại. Về bản chất là nền kinh tế mất cân đối.

3.3 Văn hoá: Xã hội phân hoá sâu sắc làm 3 giai cấp: Công nhân, Tư sản và tiểu tư sản.

Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 3: Các chuyển biến lớn về kinh tế xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX?

Trả lời:

Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 chúng đã tạo ra những thay đổi lớn về kinh tế xã hội, đặc biệt là đầu thế kỷ XX:

3.1 Về mặt kinh tế:

Quan hệ sản kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm dân cư mới. Nhưn thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến . Vì thế nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

3.2 Về mặt xã hội:

3.2.1 Chính trị:

Chúng thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong bể máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng (Bắc Kỳ: Thuộc địa, Trung kỳ: Tự trị, Nam kỳ: Bảo hộ của Pháp).

3.2.2 Văn hoá:

Chính sách nô dịch về mặt văn hoá, ngu dân. Ngăn chặn luồng văn hoá tiến bộ. Quảng bá tư tưởng "Pháp Việt đề huề". Cuộc khai thác thuộc địa của thực dan Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hính xã hội Viêt Nam. Sự phân hoá giai cấp trở nên sâu sắc, trong xã hội tồn tại năm giai cấp:

Giai cấp Địa chủ phong kiến.

Giai cấp Nông dân.

Giai cấp Tư sản.

Giai cấp Tiểu tư sản.

Giai cấp Công nhân.

Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn xơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

Câu 5: Phân tích những điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện được vai trò của mình đối với cách mạng Việt Nam.

Trả lời:

Như chúng ta đã biết trong những năm đầu thế kỷ XX do sự đàn áp dã man của thực dân Pháp các phong trào yêu nước Việt Nam đã diễn ra một cách mạnh mẽ như là các phong trào Cần Vương, nông dân Yên Thế, Khuynh hướng bạo động của của Phan Bội Châu, Khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Châu Trinh ...tất cả các phong trào đều đê lại tiếng vang lớn và thu được mọt số thắng lợi nhất định nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Nguyên nhân thất bại của các phong trào trên một phần do lực lượng lãnh đạo không phù hợp với tình hình lịch sử và do sự chuẩn bị về lực lượng không chu đáo thì nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là do chúng ta không có một chính đảng thống nhất tập hợp mọi lực lượng quần chúng dưới một ngọn cờ thống nhất theo một đường lối lãnh đạo, thưòng các phong trào thất bại là do đường lối cách mạng chưa đúng đắn và không triệt để chỉ mang tính chất giải quyết những mục tiêu trước mắt không có đường lối phát triển lâu dài, không đủ sức lôi cuốn tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, tổ chức quản lý còn lỏng lẻo, thường bị mật thám lọt vào. Khi thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác bóc lột ở nước ta thì cũng là lúc hình thành một tầng lớp giai cấp mới đó là giai cấp công nhân thể hiện những mặt ưu việt về nhận thức cũng như về trinh độ văn hoá xứng đáng là lực lượng tiên phong đối với cách mạng nước ta Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy rằng điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện vai trò của mình đối với cách mạng Việt Nam đó là có một tổ chức Đảng cộng sản xây dựng trên cơ sỏ CNXH theo học thuyết Mác-Lênin thống nhất các phong trào cách mạng Việt Nam theo một con đưòng chung.

Câu 8: Tại sao các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại lần lượt thất bại?

Trả lời:

Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lần lượt thất bại là vì: 8.1 Chưa có một đường lối đấu tranh đúng đắn: Chúng ta biết rằng tất cả các phong trào thì lực lượng lãnh đạo phong trào đều là quan lại phong kiến và các nhà nho yêu nước điều này đã ảnh hưởng nặng nề đến tư tưởng đường lối đấu tranh của các phong trào, các phong trào đều theo khuynh hướng đấu tranh chống thực dân Pháp xây dựng lại chế độ quân chủ trong khi đó thực dân Pháp là nước tư bản chủ nghĩa do đó các phong trào giành được thắng lợi thì phải cò một hình thái nganh bằng là tư bản chủ nghĩa hoặc cao hơn là xã hội chủ nghĩa.

8.2 Chưa nhận thức đúng đắn 2 mâu thuẫn cơ bản là Pháp và phong kiến: Trong giai đoạn này trong xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc

Thực dân Pháp) và mâu thuẫn dân chủ (nhân dân và phong(Việt Nam kiến) nhưng tất cả các phong trào đều không nhận thức rõ hai mâu thuẫn cơ bản này và không xác định được mâu thuẫn nào là sâu sắc hơn, thường tập trung giải quyết một vấn đề mà xem nhẹ vấn đề còn lại. Như phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan bội Châu chỉ chủ trương chống Pháp mà không chú trọng đến chống phong kiến trong khi trong giai đoạn này mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ đang trở nên sâu sắc.

8.3 Chưa có phương pháp đấu tranh đúng đắn: Điều này được thể hiện rất rõ trong từng phong trào: phong trào Cần Vương chủ yếu dựa vào đấu tranh vũ trang trong khi lực lượng thì mỏng vũ khí thô sơ, phong trào Dân chủ cải lương của Phan Chu Trinh chỉ đi sâu về vấn đề văn hoá trong khi trình độ văn hoá nói chung của người dân còn quá thấp, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu là bạo động cách mạng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ dễ bị đàn áp... Như vậy về phưong pháp đấu tranh các phong trào thường xa rời thực tế hoặc mang tình chất nhỏ lẻ không phát huy được sức mạnh tổng hợp.

8.4 Chưa tập hợp được đông đảo lực lượng yêu nước tham gia: Các phong trào thường chỉ đấu tranh cho lợi ích của một tầng lớp nào đó do đó không tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia vì vậy lực lượng nhỏ lẻ dễ bị đàn áp (phong trào đấu tranh của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo chủ yếu lực lượng chính là nông dân tham gia).

8.5 Chưa có mục đích đấu tranh rõ ràng: Các phong trào thường chỉ nhằm giải quyết những lợi ích trứơc mắt rồi khi đã đạt được những mục đích đó thì nhanh chóng đi đến thoả hiệp với kẻ thù.

8.6 Chưa có tầng lớp lãnh đạo cách mạng có đủ năng lực: Các lực lượng lãnh đạo phong trào là quan lại phong kiến nho sĩ yêu nước và giai cấp nông dân trong khi kẻ thù chính lại là giai cáp tư sản phát triển hơn về mọi mặt.

8.7 Tổ chức còn lỏng lẻo, thường bị mật thám lọt vào: Các phong trào trong khâu tổ chức lựa chọn quân số thường không chặt chẽ, các kế hoàch bí mật thường bị bại lộ trứoc khi tiến hành do có nội gián, người lãnh đạo phong trào thường bị bắt giữ hoặc ám sát dần đến phong trào nhanh chóng thất bại.

Câu 9: Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng?

Trả lời:

Như chúng ta đã biết Nguyễn ái Quốc đã qua nhiều quốc gia trên thế giới nhất là các nước tư bản chủ nghĩa phát triển như Mỹ, Pháp, Anh. Người nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn cách mạng đã có trên thế giới cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp đồng thời tham gia lao động đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc địa đủ các màu da, Người nhận thấy các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp chưa triệt để vì quần chúng còn đói khổ, trong xã hội vẫn tồn tại mâu thuẫn giai cấp và tình trạng nguời bóc lột người thậm chí còn nặng nề và gay gắt hơn, hầu hết thành quả cách mạng đều nằm trong tay giai cấp tư sản. Mặt khác trong quá trình ở nước ngoài được sống làm việc và đấu tranh cùng công nhân Nguyễn ái Quốc đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho con đường cách mạng của mình. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, sau cách mạng phong trào cộng sản công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Quốc tế cộng sản do Lênin đứng đầu thành lập (1919) và tuyên bố kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông. Tháng 7-1920, Nguyễn ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản luận cương đã đáp ứng được nguyện vọng thiết tha mà Nguyễn ái Quốc đã ấp ủ độc lập Tổ quốc và tự do đồng bào, điều mà các cuộc cách mạng tư sản khôngthể có được và Người đã quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường này để đi tới độc lập tự do cho dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#câu