cau 1-4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1 : Trình bày nguyên tắc chế khuôn in từ khuôn in ảnh âm (âm bản), chế khuôn in từ khuôn ảnh dương (dương ảnh), chế khuôn in từ màng cảm quang điazô (dùng cho khuôn in ảnh dương). Ứng dụng của các phương pháp cho lựa chọn phương án chế in bản đồ.

Trả lời :

1. Chế khuôn in từ âm bản

- Trong phương pháp này khuôn in chế từ khuôn nảh âm nét hay tram và màng cảm quang là chất albumin (lòng trắng trứng) với amon bicromat được pha chế theo thành phần và tỷ lệ quy định.

- Màng cảm quang không được pha chế sẵn vì dung dịch có độ nhạy cảm ánh sáng lớn.

- Thời gian lộ quang chọn theo kinh nghiệm.Thời gian lộ quang phụ thuộc vào cường độ nguồn sáng, hiệu dụng nguồ sáng, khoảng cách giữa màng cảm quang và nguồn sáng và chất lượng khuôn ảnh âm.

- Quy trình chế khuôn in từ ảnh âm :

+ Tráng màng cảm quang ở trong máy li tâm và nhiệt độ hong không quá 35o

+Tiến hành lộ quang trong khung phiên

+ Sau khi lộ quang, người ta phủ toàn bộ bê mặt khuôn in 1 lớp mầu phiên mỏng.

+ Bản in được dội nước và dùng bàn chải kỳ cho màng albumin nơi không cứng hóa trôi đi.

+ Khuôn in được rửa sạch bằng nước, xoa 1 lớp gôm arabic mỏng bảo vệ rùi hong khô.

- Phương pháp chế khuôn in từ khuôn ảnh âm đơn giản, dễ làm và dễ tìm kiếm vật liệu. Nhưng ấn xuất không cao thường sử dụng để in các ấn xuất nhỏ hơn 20000 tờ.

2. Chế khuôn in từ khuôn ảnh dương

- Có thể dùng nhiều dung dịch màng cảm quang khác nhau và đơn thuốc khác nhau : Gôm arabic, gôm rabic, PVA...

- Quy trình chế khuôn in từ ảnh dương :

+ Tráng màng cảm quang trong máy li tâm

' + Sau khi hong khô thì lấy ra lộ quang qua phim dương ở trong khung phiên.Thời gian lộ quang chọn theo kinh nghiệm cụ thể ở nơi sản xuất.

+ Hiện hình tiến hành theo 2 lần : lần 1 hiện bằng nước để rửa trôi những nơi PVA không cứng hóa; lần 2 hiện bằng dung dịch 0,5% xút để tẩy màng PVA ở nơi có hình ảnh và ăn mòn nhôm lõm sâu xuống. Thời gian hiện lần 2 không quá 1 phút, rồi sau đó rửa bằng nước và hong khô trong máy li tâm

+ Khuôn in lấy ra khỏi máy li tâm, để nguội và tiến hành sửa chữa kỹ thuật.

+ Sau đó toàn bộ bề mặt bản nhôm được boi phủ lớp lắc.

+ Sau đó bôi phủ màu phiên và phủ lớp tal chống dính.

+ Lớp màng keo cứng hóa bao phủ phần tử trống tảy rửa bằng nước. Cuối cùng bôi lớp gôm hay destrin và hong khô để bảo vệ.

Câu 2 : Trình bày nguyên lý cấu tạo và ứng dụng của máy in ốpset bằng.

Trả lời :

1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy in opset bằng

- Bàn gắn khuôn in và giấy in là mặt phẳng.

- Hình ảnh của bản đồ trên khuôn in (dương bản) được truyền lên trục opset (trục cao su) (dương trái) rùi chuyển lên giấy in (dương phải)

- Trên máy in có bộ phận lăn mực, lăn nước lên khuôn in có thể là nửa cơ khí hoặc thủ công

2. Công dụng của máy in opset bằng

- In thử bản nét : có mục đích kiểm tra chất lượng bản thanh vẽ. Trên tờ in thử nét cần chú ý kiểm tra là sự trùng khít giữa các nét của các màu khác nhau.

- Kiểm tra phần tô nét

- Các tờ in để kiểm tra chất lượng phần tử nền : từ các tờ in kiểm tra công việc phân tô và phiên gộp hình.

- Kiểm tra chất lượng khuôn in : Khuôn in thử và khuôn in sản lượng cần phải được kiểm tra chất lượng chế bản.

- In thang tầng màu : từ các tờ in thử thang tầng màu mà quyết định thứ tự khuôn in trước hay sau và kiểm tra chất lượng in sản lượng

- In thử màu : Kết quả của quá trình in thử màu người ta được 1 bản đồ in hoàn chỉnh đó là hình ảnh của sản phẩm bản đồ sẽ được in ấn hàng loạt sau này. Căn cứ vào bản in thử màu người ta ra quyết định sửa chữa âm bản và dương bản tách màu hoặc sửa chữa khuôn in, lựa chọn chất lượng của giấy dùng để in bản đồ, lựa chọn chất lượng của mực in bản đồ.

Tờ in thử màu được trình lên cấp cao hơn và sau khi tuân thủ sửa chữa để đạt các yêu cầu đề rs thì xin phép in sản lượng và phát hành.

- In hình lam trên nền nhôm : Kết quả ta có được hình lam trên bản nhôm để làm cơ sở phân tô chế in phần tử nền bản đồ.

Câu 3 : Trình bày nguyên lý, phương pháp in trên máy in ốpset bằng.

Trả lời :

- Chỗ làm việc : phải có diện tích tối thiểu để đặt máy in, công nhân vận hành dễ dàng, đảm bảo về ánh sáng, chỗ để các thiết bị dụng cụ làm việc thuận tiện, phỉa đảm bảo an toàn lao động.

- Trước khi in và sau khi in phải kiểm tra và bảo dưỡng khuôn in để đảm bảo khuôn in có chất lượng tốt nhât và dùng được nhiều lần

- Kẹp khuôn in lên máy in cần phải chú ý đánh dấu mốc sao cho tất cả các khuôn in khi kẹp lên máy in đúng vào 1 vị trí nhất định. Thông thường khuôn in nằm ở giũa bàn in.

- Chuẩn bị giấy in : Để đảm bảo độ chính xác và tránh sự co giãn của giấy thì trước khi đưa vào in phải cắt giấy có kích thước đúng với khuôn in và bàn in, khí hậu hóa giấy (là quá trình làm cho giấy có nhiệt độ, độ ẩm tương ứng với điểu kiện nhiệt độ, độ ẩm ở máy in)

- Chuẩn bị mực in : để in 1 ấn suất bản đồ cần chuẩn bị đủ mực in, mỗi loại mực đều phải đúng với chuẩn mà đã được lựa chọn trong quá trình in thử bản đồ. Đối với 1 số loại mực không có sẵn phải pha chế thì phải phai chế rồi in thử kiểm tra trước khi đem in ấn hàng loạt.

- Tiến hành in bản đồ : trong quá trình in bản đồ phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, thứ tự của các bước in

+ Đảm bảo an toàn lao động

+ Đảm bảo được độ bền của máy móc thiết bị

+ Đảm bảo chất lượng của sản phẩm bản đồ in ra

Câu 4 : Phân loại máy in ốpset sản lượng. Ứng dụng của nó cho lựa chọn phương an chế in

• Theo số màu in thì có máy in 1 màu, 2 màu, 4 màu, 6 màu, 8 màu

• Theo khổ giấy in thì gồm các loại: máy in opset mini in từ khổ 180x210mm đến 55x90mm; máy in khổ nhỏ : 280x394 mm; khổ nhỡ: 360x520mm;khổ trung 480x650; khổ lớn 520x740 đến 640x915mm và khổ cực lớn 720x1020mm. Ngoài ra còn có hãg sản xuất máy có khổ in tối đa là 1200x1600.

• Theo dạng in đồng thời 1 mặt hoặc 2 mặt tờ giấy

• Theo tờ in: thì có máy in tờ rời và in giấy cuộn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro