cau 1 binh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

3.2.1. Các giá trị tư tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam:

Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh dựng nước và giữ nước, đây là dòng

chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng

giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam, đồng thời là hành trang quan trọng của nguyễn Tất Thành

khi rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái được hình thành và

phát triển từ nhu cầu người dân Việt Nam phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt, với các

thế lực ngoại xâm hung bạo, dã được Hồ Chí Minh kế thừa trong suốt quá trình lãnh đạo sự

nghiệp cách mạng Việt Nam.

Truyền thống lạc quan, yêu đời bắt nguồn từ niềm tin vào bản thân, vào chân lý, vào

chính nghĩa...

Truyền thống cần cù dũng cảm, thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, tinh

thần ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón tinh hoa văn hoá nhân loại trên cơ sở giữ

vững bản sắc của dân tộc, chọn lọc, tiếp thu cải biến những cái hay, cái tốt thành những giá

trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.

3.2.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại:

a. Tư tưởng và văn hoá Phương Đông:

• Nho giáo: Tuy nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu nhưng nho giáo cũng có

những yếu tố tích cực như:

- Triết lý hành động, tư tưởng hành thế nhập đạo giúp đời;

- Lý tưởng về một xã hội bình trị, ước vọng một xã hội an ninh hoà mục; một thế

giới đại đồng.

- Triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính, từ thiên tử tới thứ dân, ai cũng phải lấy tu

thân làm gốc.

- Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo tạo ra truyền thống hiếu học...

Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục

vụ nhiệm vụ cách mạng. Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh đã sử dụng khá nhiều

mệnh đề của nho giáo và đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mới

• Phật giáo: Phật giáo vào Việt Nam rất sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đến nhân

dân ta. Phật giáo là tôn giáo nên có nhiều mặt tiêu cực không tránh khỏi, nhưng

những mặt tích cực cũng để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tư duy, hành động, cách

ứng xử của con người Việt Nam. Đó là:

- Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, thương người;

- Nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện.

- Tinh thần dân chủ chất phác, chống phân biệt đẳng cấp.

- Đề cao lao động, chống lười biếng.

- Thiền phái Trúc lâm Việt Nam chủ trương sống không xa đời, gắn bó với dân,

với nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân

tộc.

Ngoài ra tư tưởng của lão tử, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cũng được Người

tìm hiểu để thấy trong đó những điều có thể vận dụng ở nước ta.

b. Tư tưởng và văn hoá Phương Tây:

Học tiếng Pháp và làm quen với văn hoá Pháp từ khi học trường tiểu học Đông Ba và

trường Quốc học Huế, hơn 30 năm sống và hoạt động cách mạng ở Châu Âu cho nên Người

chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá dân chủ và cách mạng Phương Tây:

• Mỹ: Với ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người trong

tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.

• Pháp: Người được tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm của các nhà tư tưởng khai

sáng như: với các nhà tư tưởng khai sáng như: Vonte, Môngtexkiơ, Rútxô,... với

những lý luận của đại cách mạng Pháp năm 1789 như tinh thần pháp luật của

Môngtexkiơ, Khế ước xã hội của Rútxô, tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền;

• Hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, Hồ Chí Minh học được tư tưởng dân

chủ và từ đó hình thành được phong cách làm việc dân chủ trong sinh hoạt chính

trị.

Được sự dìu dắt của các nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã

từng bước trưởng thành, tiếp nhận, gạn lọc làm giàu trí tuệ của mình để có thể từ tầm cao của

tri thức nhân loại suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển vào hoàn

cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.

3.2.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ

Chí Minh.

Những bài học rút ra từ những phong trào yêu nước của thế hệ cha anh, với 10 năm

(1911-1920) bôn ba ở nước ngoài đã giúp Nguyễn Tất Thành phát triển và hoàn thiện nguồn

vốn chính trị, văn hóa và đời sống thực tiễn xã hội để hình thành nên bản lĩnh chính trị của

người chiến sỹ cách mạng. Chính bản lĩnh chính trị ấy đã giúp Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu

chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo không sao chép, giáo điều khi

vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Với tư duy hành động, Người tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin còn do yêu cầu của thực

tiễn cách mạng Việt Nam, đó là con đường cứu nước, giành độc lập dân tộc. Người đến với

chủ nghĩa Mác-Lênin từ chủ nghĩa yêu nước 􀃆Người nghiên cứu chủ nghĩa Mác một cách

sâu sắc, khoa học, nắm chắc cái tinh thần, bản chất để vận dụng phù hợp

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng Hồ

Chí Minh được thể hiện:

• Tháng 7/1920 Hồ Chí Minh đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề

dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin là bước quyết định nhảy vọt về chất trong

quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

• Chủ nghĩa Mác-Lênin đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp

luận duy vật biện chứng, để tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tích luỹ kiến

thức tìm ra con đường cứu nước mới.

• Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp Hồ Chí Minh vượt hẳn lên phía trước so với những

người yêu nước đương thời, khắc phục cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng

dân tộc, vạch ra con đường cứu nước đúng đắn: giải phóng dân tộc bằng con đường

cách mạng vô sản.

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu và là động lực thôi thúc Hồ Chí Minh

đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Còn chủ nghĩa Mác-Lênin đã nâng chủ nghĩa yêu nước truyền

thống ở Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới, tạo ra bước phát triển mới về chất phù hợp với

thời đại mới.

3.2.4. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất con người Nguyễn Ái Quốc:

Nguyễn Ái Quốc là người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có đầu óc phê phán tinh

tường, sáng suốt trong nghiên cứu tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản hiện đại để tìm ra

được bản chất của các cuộc cách mạng đó.

Người đã có một quá trình khổ công học tập, rèn luyện để tiếp thu có chọn lọc những

tinh hoa tri thức nhân loại, sớm vương tới đỉnh cao tri thức nhân loại để tạo nên tri thức và

kinh nghiệm của riêng mình

Người có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sỹ cộng sản nhiệt tình cách mạng,

một trái tim yêu nước, thương dân, một tinh thần sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập tự do của tổ

quốc, vì sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại.

Với phẩm chất cá nhân của mình, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hoá

được những tri thức của nhân loại và dân tộc thành trí tuệ của bản thân mình, Người đã tìm

ra cho dân tộc mình một con đường, một hướng đi đúng đắn phù hợp với xu thế của thời đại:

Đó là con đường cách mạng vô sản, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro