Câu 1 C2:Trình bày mục đích,y/n lập KHDN của hệ thống thủy nông?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1 C2:Trình bày mục đích,ý nghĩa lập kế hoạch dung nước của hệ thống thủy nông?

           Phân tích nội dung của các bước lập kế hoạch dùng nước của hệ thống thủy nông?

.1 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch dùng nước

Là cơ sở khoa học để khai thác và phân phối nguồn nước trong HT.

Là văn kiện cơ bản và cũng là pháp lệnh điều phối nước cho các đơn vị dùng nước,

Giúp triệt để khai thác nguồn nước một cách hợp lý với mục đích thỏa mãn các yêu cầu nước cho các đơn vị dùng nước. Đó là cơ sở để nâng cao năng lực sử dụng tổng hợp nguồn nước và ứng dụng công nghệ cao trong việc quản lý khai thác hệ thống

2 .Các loại KHDN và trình tự lập KHDN:

2.2.1 Các loại kế hoạch dùng nước

1)Kế hoạch dùng nước của đơn vị cơ sở (hộ dùng nước, thôn, xã, HTX, tuyến kênh).

2)Kế hoạch dùng nước của hệ thống tưới.

Nguyên tắc xây dựng KHDN: tổng hợp yêu cầu dùng nước trong một đơn vị từ dưới lên và điều phối từ trên xuống. Kế hoạch dùng nước đơn vị, Kế hoạch dùng nước của toàn hệ thống.

2.2.2 Nội dung và các bước lập KHDN cho đơn vị

B1. Chọn chế độ tưới thích hợp cho các loại cây trồng

B2. Lập tờ trình dùng nước của cơ sở .(các mục:tên kênh,loại cây trồng ,diện tích tưới ,giai đoạn sinh trưởng,số lần tưới,mức tưới mỗi lần ,số ngày tưới)

B3. Xác định hình thức tổ chức tưới ở cơ sở dùng nước

Dù bất kỳ điều kiện nguồn nước thiếu hay đủ, các cơ sở dùng nước đều tổ chức tưới luân phiên vì:

-Hình thức tưới luân phiên giúp tập trung nguồn nước nâng cao hệ số sử dụng nước, tăng diện tích tưới.

-Tạo điều kiện phối hợp tốt giữa tưới với khâu lao động khác trên đồng ruộng từ đó tăng năng suất lao động, tránh lãng phí nướ

Nguyên tắc chia tổ tưới luân phiên:

 Số tổ luân phiên không nên nhiều, thường vài tổ(3 tổ).

 Diện tích mỗi tổ tưới nên cố gắng phân chia đều nhau,

 Các đường kênh trong tổ phải chuyển được Qmax,

 Phải xét tới tổ chức tưới, tổ chức lao động để phân chia tổ.

Tưới luân phiên tập trung:

Ưu điểm:

- Lưu lượng tập trung, đường kênh dẫn

ngắn do đó hệ số sử dụng nước được tăng

cao.

Nhược điểm:

- Lao động khẩn trương.

- Mặt cắt kênh lớn

Tưới luân phiên theo tổ:

Ưu điểm:

- Khắc phục được nhược điểm của hình thức

tưới luân phiên tập trung

Nhược điểm:

- Hệ số sử dụng nước nhỏ hơn so với hình

thức tưới luân phiên tập trung

Tưới luân phiên xen kẽ:

Ưu điểm:

- Điều hòa sức lao động trên hệ thống

- Điều hòa được quyền lợi của các hộ dùng

nước

Nhược điểm:

- Hệ số sử dụng nước bị giảm

- Không thuận lợi cho việc chăm bón bằng

cơ giới sau khi tưới.

B4. Kế hoạch dùng nước cho đơn vị (các mục:loại cây trồng,thời kỳ sinh trưởng,tổ phân phooid ,kênh ,diện tích,thời gian tưới,mức tưới,lượng nước cần mặt ruộng,tổng lượng nước cần mặt ruộng,hệ số sử dụng nước,lượng nước cần ,lưu lượng cần kênh cấp I)

2.2.3 Nội dung và KHDN của hệ thống

Kế hoạch dùng nước của hệ thống phải thỏa mãn:

- Yêu cầu dùng nước của các cơ sở dùng nước (đơn vị dùng nước)

- Phát huy đầy đủ hiệu ích của công trình.

Cơ sở của việc lập KHDN

- Căn cứ vào kế hoạch dùng nước của đơn vị.

- Dựa vào khả năng lấy nước và khả năng chuyển tải nước của kênh mương

1. Phân tích tình hình nguồn nước:

- Phân tích khả năng cung cấp của nguồn nước sông:

- Phân tích tình hình nguồn nước là các hồ chứa

- Phân tích chất lượng nước.

2. Phân tích lượng nước cần và xác định đường quá trình lưu lượng lấy vào tại đầu hệ thống:

- Dựa vào nguyên lý tính dồn từ cuối hệ thống lên đầu hệ thống ứng với các thời kỳ khác nhau ta được đường quá trình yêu cầu nước tại đầu hệ thống

3. Xác định đường quá trình lưu lượng lấy vào đầu hệ thống:

4. Phối hợp giữa đường quá trình lưu lượng có thể lấy vào và đường quá trình lưu lượng yêu cầu tại đầu hệ thống.

Từ biểu đồ phối hợp ta xác định được lượng nước thiếu từng thời kỳ Qi

Xảy ra các trường hợp

Qi ≤ 5%, 5% ≤ Qi ≤ 25% Qi ≥ 25%.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro