Câu 1: CLĐT thể hiện thông qua đáp ứng nhu cầu ĐT và nhu cầu XH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: P/tích để làm rõ nội dung: chất lượng đào tạo được thể hiện thông qua đáp ứng nhu cầu đào tạo và nhu cầu xã hội? Năng lực của người được đào tạo phụ thuộc vào những thành tố nào? Năng lực nhận thức có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo?

- Quan điểm cho rằng CLGD thể hiện thông qua việc đáp ứng được nhu cầu đào tạo và nhu cầu xã hội là một quan điểm mang tính thực tế dựa trên quan điểm “chất lượng giáo dục là mức độ phù hợp với mục tiêu giáo dục hay là sự đáp ứng của sản phấm đào tạo đối với các chuấn mực và tiêu chí đã được xác định”.

Thứ nhất: CL là sự đáp ứng nhu cầu đào tạo:

- Nhu cầu đào tạo là những đòi hỏi, mong muốn của người học về những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, quan điểm mà người học cần được trang bị để đáp ứng những yêu cầu công việc và cuộc sống của họ.

- Theo đó CL đào tạo là mức độ một chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học, bao gồm cả các dịch vụ đào tạo đi kèm.

- Chất lượng đào tạo mang tính phát triển vì nhu cầu của người học thay đổi thường xuyên dẫn đến mục tiêu thay đổi theo thời gian, đòi hỏi liên tục có đánh giá lại mức độ phù hợp ở mỗi đặc tính cụ thể của chương trình đào tạo với nhu cầu của người học.

- Giả định cho rằng một chương trình đào tạo chất lượng khi đạt được yêu cầu của người học tức là người học xác định trước các yêu cầu và đánh giá chất lượng theo phạm vi những yêu cầu đó được đáp ứng đến mức nào. Những yêu cầu này phản ánh mong đợi của người học, nhưng trên thực tế nó bị chi phối bởi các yếu tố khác như chi phí, công nghệ, thời gian.

- Trên thực tế ít khi người học  xác định các đặc tính cụ thể mà chính là người cung cấp dịch vụ đào tạo đánh giá người học muốn mua gì và cung cấp những gì họ có khả năng đáp ứng, lấy đích là người sử dụng. Nói đúng hơn, người học được thuyết phục rằng các đặc tính cụ thể của chương trình đào tạo phản ánh yêu cầu và mong muốn của họ.

- Hơn nữa, cho dù các đặc tính của chương trình đào tạo được quyết định bằng cách nào, việc nghiên cứu các đặc tính và cung cấp dịch vụ đào tạo vẫn nằm trong tay nhà cung cấp. Chất lượng đào tạo theo nghĩa phù hợp với nhu cầu người học được đánh giá bằng đầu ra chứ không phải bằng quá trình.

 Thứ hai: Chất lượng là sự đáp ứng các mục tiêu và mục tiêu phải phù hợp với các nhu cầu của XH.

- Nhu cầu của xã hội về sản phẩm đào tạo là nhu cầu của những người trả tiền để được sở hữu và sử dụng sản phẩm giáo dục, bao gồm nhu cầu của Nhà nước, nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức, nhu cầu của gia đình người học…

- CL của một SP là sự đáp ứng các tiêu chuẩn CL đã đặt ra của SP còn CLGD được đánh giá thông qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra của chương trình GD đào tạo.

- Như vậy CL đào tạo chỉ có ý nghĩa khi gắn với mục tiêu của chương trình đào tạo và mục tiêu này phải phù hợp với các nhu cầu của XH.

- Các nhu cầu xã hội sẽ xác định mục tiêu đào tạo, giúp cung cấp một hình mẫu để xác định các tiêu chí mà một sản phẩm đào tạo hay một dịch vụ đào tạo cần có.

VD: nếu mục đích của giáo dục là cung cấp nguồn lao động cho XH thì CLĐT ở đây sẽ được xem xét là mức độ đáp ứng của SV tốt nghiệp đối với thị trường LĐ cả về CL lẫn số lượng. Nếu xét về chất lượng của một khóa học thì CL được xem xét ở khía cạnh là khối lượng kiến thức, kỹ năng mà khóa học cung cấp và mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của người học sau khóa học.

- Người học là nhân tố chủ yếu trong việc quyết định bản chất của việc học. Giáo dục không giống như ngành công nghiệp chế tạo, sản phẩm giáo dục là một sản phẩm đặc biệt, ở đây cả nhà cung cấp dịch vụ giáo dục và sản phẩm đều tham gia vào quá trình sản xuất, họ có thể có ảnh hưởng trong việc quyết định sản phẩm đầu ra khi họ đã tham gia vào hệ thống. Làm cho sản phẩm mang tính cá nhân riêng lẻ tuỳ thuộc vào đặc điểm của nhà sản xuất và người tiêu thụ. Kết quả là các tiêu chuẩn chất lượng khó được công bố và duy trì.

Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

Năng lực này bao hàm 4 thành tố sau:

-    Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo,

-    Kỹ năng kỹ xảo thực hành được đào tạo,

-    Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo

-    Phẩm chất nhân văn được đào tạo.

1-Về khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức: được qui định trong chương trình đào tạo phải đảm bảo chất lượng cho cấp hoặc bậc học tương ứng, đồng thời thực hiện được các mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo đã đề ra.

2- Về kỹ năng, kỹ xảo (Năng lực vận hành): được phân thành 5 cấp độ từ thấp đến cao như sau:

+ Bắt chước: quan sát và cố gắng lặp lại một kỹ năng nào đó.

+ Thao tác: hoàn thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước máy móc.

+ Chuẩn hoá: lặp lại kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn, thường thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn. 

+ Phối hợp: kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn định.

+ Tự động hoá: hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành tự nhiên, không đòi hỏi một sự gắng sức về thể lực và trí tuệ.

3- Về năng lực nhận thức: được phân thành 8 cấp độ như sau:

+ Biết: ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà học viên đã được học.

+ Hiểu: hiểu các tư liệu đã được học, học viên phải có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu nhận được.

+ áp dụng: áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học.

+ Phân tích: biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó đối với nhau theo cấu trúc của chúng.

+ Tổng hợp: biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu.

+ Đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác định.

+ Chuyển giao: có khả năng diễn giải và truyền thụ kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng khác.

+ Sáng tạo: sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được.

Năng lực nhận thức có ảnh hưởng đến chất lượng của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo là:

- Tự chém gió

4- Về năng lực tư duy: tối thiểu có thể chia thành 4 cấp độ  như sau:

+ Tư duy logic: suy luận theo một chuỗi có tuần tự, có khoa học và có hệ thống.

+ Tư duy trừu tượng: suy luận một cách khái quát hoá, tổng quát hoá ngoài khuôn khổ có sẵn.

+ Tư duy phê phán: suy luận một cách hệ thống, có nhận xét, có phê phán.

+ Tư duy sáng tạo: suy luận các vấn đề một cách mở rộng và ngoài các khuôn khổ định sẵn, tạo ra những cái mới.

5- Về phẩm chất nhân văn (Năng lực xã hội):  ít nhất có 3 cấp độ như sau:

+ Năng lực hợp tác: sẵn sàng cùng đồng nghiệp chia sẻ và thực hiện các nhiệm vụ được gia

+ Năng lực thuyết phục: thuyết phục đồng nghiệp chấp nhận các ý tưởng, kế hoạch, dự kiến . . . để cùng thực hiện

+ Năng lực quản lý: khả năng tổ chức, điều phối và vận hành một tổ chức để thực hiện một mục tiêu đã đề ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro