Câu 1: Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng HCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng HCM

a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng HCM

- Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỷ XIX đầu XX:

          HCM sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đ/nước và thế giới có nhiều biến động. Trong nước, chính quyền nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp.Các phong trào yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lần lượt thất bại.HCM nhận ra rằng Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi thì phải đi theo 1 con đường mới.

- Bối cảnh thời đại (quốc tế):

          Lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những chuyển biến to lớn. Với thắng lợi của Cách mạng T10 ,nhiều dân tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã đc tự do. Từ sau CM tháng Mười Nga, với sự ra đời của quốc tế cộng sản, phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dtộc ở các nước thuộc địa Phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kể thù chung là đế quốc.

b) Những tiền đề tư tưởng - lý luận

- Giá trị truyền thống dân tộc

          L/sử dựng nước và giữ nước lâu đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của d/tộc VN, trở thành tiền đề tư tưởng,lý luận xuất phát hình thành nên tư tưởng HCM. Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái,lòng nhân nghĩa, là trí thông minh, tài năng sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn…

- Tinh hoa văn hóa nhân loại

          Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây - đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách HCM

          Phật giáo:Vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người,…là nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, chăm lo làm việc thiện, tinh thần bình đẳng,…

          Nho giáo: Đó là các triết lý hành động,tư tưởng nhập thế,hành đạo giúp đời, đó là mong ước về 1 xã hội bình trị,hòa đồng,là triết lý nhân sinh tu thân dưỡng tính đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học

          -Tìm hiểu chính sách Tam Dân của Tôn Trung Sơn: Đề cao lap động, chống lười biếng,…

          -Tiếp thu các giá trị của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, các giá trị về quyền sống quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tuyên ngôn độc lập ở Mỹ(1776)

- Chủ nghĩa Mác – Lênin :là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM.Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lenin ở HCM diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy đc chắt lọc kỹ càng. Từ những nhận thức ban đầu HCM đã dần tiến tới những nhận thức lý tính, trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.Thế giới khách quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp HCM tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro