Câu 1 đến 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1.  Phương pháp luận, các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu, học tập Lịch sử nhà nước và pháp luật, trong việc tham khảo, kế thừa những nội dung tiến bộ, nhân văn, hợp lý về nhà nước, pháp luật Việt nam và thế giới, nêu dẫn chứng minh họa.( chỉ mang tính chất tham khảo K)

*Phương pháp luận : duy vật biện chứng,duy vật lịch sử

* Phương pháp phân tích so sánh

           Đó là sự so sánh giữa đối tượng này với đối tượng khác trong những điều kiện, hoàn cảnh xác định chi phối chúng, cho phép nhìn rõ nét tương đồng và sự khác biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái chung bản chất hoặc những dấu hiệu phân biệt cái riêng này với cái riêng khác.

* Phương pháp thống kê

              Phương pháp này cho phép thông qua tất cả các bản thống kê về số lượng, (được nghiên cứu nhờ sự giúp đỡ của các thủ thuật và các hệ phương pháp riêng) vạch ra tính quy định thuộc về tính chất của các hiện tượng và quá trình lịch sử.

*  Phương pháp phân kỳ

Phương pháp này cho phép nghiên cứu sâu sắc các quá trình lịch sử, làm sáng tỏ nội dung và đặc điểm của các giai đoạn phát triển của chúng, ghi lại các thời kỳ biến đổi về chất của chúng, mà tính chất của sự biến đổi đó thể hiện trong các khuynh hướng và các quy luậtls chủ yếu của chúng.

…………..

à từ khi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước đã nghiêm túc quay trở lại nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật xa xưa.Các bộ luật lớn của BN như Luật Hồng Đức đã được nước ngoài nghiên cứu từ lâu.

 

 

Câu 2: Những nét khái quát về tiến trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam

-         Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:

+ kiểu nhà nước sơ khai.

+ Pháp luật sơ khai, hầu hết là tục lệ pháp

-         Thời kì Bắc Thuộc:

+ Chịu sự đô hộ của phương Bắc trong suốt 1000 năm. Người Trung Quốc thi hành những chính sách nhằm đồng hóa Việt Nam trở thành nội địa của chúng nhưng không thành.

+ Nhà nước và pháp luật lệ thuộc vào nền văn minh Trung Hoa

-         Ngô – Đinh – Tiền Lê:

+ Bắt đầu thời kì độc lập tự chủ

+ vẫn chịu sự ảnh hưởng lớn của Trung Quốc trong tổ chức bộ máy nhà nước cũng như pháp luật.

-         Lý – Trần – Hồ:

+ Củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung vào tay nhà Vua

+ Hình thư của nhà Lý, Hình thư của nhà Trần, Đại Ngu quan chế hình luật của nhà Hồ là những bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

-         Lê – Nguyễn:

+ Tiếp tục củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung vào tay nhà Vua

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức hiệu quả và chặt chẽ hơn những triều đại phong kiến trước

+ 2 bộ luật Hồng Đức và Gia Long là đỉnh cao trong lịch sử pháp lý của Việt Nam thời kì Phong kiến

-         Thời Pháp thuộc:

+ Với chính sách chia để trị, chúng chia nước ta thành 3 Kì (Bắc Kì, Nam Kì, Trung Kì). Mỗi Kì chúng lai tổ chức bộ máy nhà nước và đặt hệ thống pháp luật khác nhau

+ Hệ thống pháp luật mà Pháp ban hành ở Việt Nam nhằm mục đích cai trị, bóc lột, khai thác thuộc địa. Nó là sự cấu kết chặt chẽ giữa hai yếu tố: thực dân đế quốc và phong kiến phản động.

-         Năm 1945 – 1954:

+ Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đánh dấu mốc to lớn trong lịch sử Việt Nam. Lần đầu người dân có thể tự mình làm chủ vận mệnh của chính mình.

+ Bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1946. Đây được xem như bản hiến pháp tiến bộ nhất trong lịch sử lập hiến của nước ta.

-         Năm 1954 – 1975:

+ Nhà nước dân chủ nhân dân đã phát triển cả về tổ chức cũng như năng lực lãnh đạo và quản lý. Hoàn thành nhiệm vụ thống nhất Đất nước.

+ thời kì này, bản hiến pháp năm 1959 được ban hành, cùng với những bộ luật, pháp lệnh đã chứng tỏ sự phát triển không ngừng của pháp luật VN.

-         Năm 1975 đến nay:

+ Nhà nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục con đường trở thành nhà nước Pháp quyền, nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân

+ Việc sửa đổi bổ sung những bộ luật cơ bản như BLDS 2005, BLHS 1999,… đã thể hiện những bước tiến mới pháp luật Việt Nam nhằm phù hợp với vai trò, nhiệm vụ của pháp luật cũng như phù hợp với những điều ước quốc tế.

+ Thời kì này nước ta đã ban hành 2 bản hiến pháp: 1980 và 1992. Sắp tới là bản hiến pháp 2013.

Câu 3: Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước các triều Ngô – Đinh – tiền Lê ( 939 – 1009 ).

-         Nhà Ngô:

+ Nhà vua đứng đầu

+ đặt ra các chức quan văn võ

+ quy định các nghi lễ trong triều và màu sắc y phục quan lại các cấp

-         Nhà Đinh:

+ Hoàng Đế đứng đầu

+ đứng đầu Tăng Quan (sư ra làm quan) là Đại Sư có tầm ảnh hưởng rất lớn

+ Chia nhà nước thành 10 đạo, chia quân đội thành 10 đạo

ðĐây là bộ máy chính quyền kết hợp chặt chẽ giữa hành chính và quân sự. Mỗi đơn vị hành chính là một đơn vị quân sự.

-         Nhà Tiền Lê:

+ tổ chức các đơn vị hành chính thành Lộ, Phủ, Châu. Các cấp giáp và xã vẫn giữ nguyên.

+ Bộ máy chính quyền trung ương phỏng theo quan chế thời Đường Tống

-         Sơ đồ tổ chức bộ máy nn

Ngô                       Đinh               Tiền Lê

Lộ                         Đạo                 Lộ

Phủ                                               Phủ

Châu                                             Châu

Giáp                      Giáp                Hương

                              Xã

Câu 4: Những đặc trưng cơ bản về pháp luật các triều Ngô – Đinh – tiền Lê.

-         Đến thời nhà Tiền Lê đã bắt đầu có luật thành văn

-         Phổ biến nhất, đóng vai trò quan trọng nhất vẫn là pháp luật dưới hình thức tục lệ. Đặc biệt là trong những lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân sự.

-         Tính chất đàn áp khắc nghiệt (pháp trị). Với những hình phạt như bỏ vạc dầu sôi, lăng trì, Thủy lao

 

 

Câu 5: Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước các triều Lý – Trần – Hồ ( 1010 – 1407

-         Nhà Lý:

+ Vua thay trời cai trị người dân

+ Chức quan nắm quyền lực lớn nhất là Tướng Công. Quan chia ra làm 2 ngạch quan văn và ngạch quan võ. Nhìn chung, tổ chức bộ máy quan lại có nét tương đồng với thể chế nhà Tống.

+ chia đất nước thành 24 Lộ

+ từ năm 1075, nhà Lý bắt đầu mở khoa thi tuyển chọn quan lại

-         Nhà Trần:

+ Vua đứng đầu nhà nước

+ đổi 14 lộ của thời Lý thành 12 lộ.

+ Tướng quốc là chức quan cao nhất. Bên cạnh đó còn có Tam Tư (Tư Đồ, Tư Mã, Tư không)

+ nhìn chung tổ chức bộ máy thời Trần giống với thời Lý nhưng chặt chẽ hơn

+ Nhà Trần mở các kì thi tuyển viên lại

-         Nhà Hồ:

+ Hồ Quý Ly cải cách tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tăng cương uy lực của nhà nước trung ương tập quyền.

+ Chú trọng chế độ thi cử, coi trọng chữ Nôm

-         Sơ đồ tổ chức bộ máy nn:

Lý                                                 Trần                           Hồ

Lộ                                                 Lộ                               Lộ

Phủ                                               Châu                           Châu

Hương, giáp, thôn                       Xã                               Xã, giáp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro