Cau 1.KTD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1 nêu các cách phân loại đường ôtô

1.2. phân loại đường ô tô

Đường ô tô là đường nói chung dùng cho ô tô chạy, hiểu theo nghĩa rộng là đường có cả xe máy, xe thô sơ, xe đạp, người đi bộ...

Mạng lưới đường các loại Việt Nam hiện nay có tổng chiều dài khoảng 219.192 km và được phân loại như sau:

1.2.1. Phân loại theo chức năng:

- Đường ngoài đô thị: Đây là các tuyến đường chạy ngoài khu đô thị, nối giữa các thành phố, tỉnh, huyện, xã và nối giữa các khu công nghiệp, cửa khẩu

- Đường đô thị: Là đường đi trong khu dân cư (đã có nhà cửa 2 bên hoặc sẽ có), như trong một thành phố, thị xã.

Cùng với quá trình đô thị hoá, nhiều khi có đường phố một thị trấn, các huyện lỵ hay thậm chí là đường phố một làng.

1.2.2. Phân loại theo cấp quản lý:

- Đường do trung ương (tức Bộ Giao thông Vận tải) quản lý: hay thường gọi là đường Quốc lộ

- Đường do địa phương quản lý như: bao gồm các loại đương tỉnh lộ, huyện lộ, đường x

- Đường đô thị do thành phố, thị xã quản lý.

Ngoài ra, còn loại đường chuyên dụng như: đường nội bộ trong một khu công nghiệp, đường tại các bến cảng.....

Theo Hội Cầu Đường và Giao thông Mỹ viết tắt là AASHTO), đường chuyên dụng được xếp vào loại "đường khu vực"; nhưng tuỳ theo vị trí mà gọi là đường khu vực ngoài đô thị, như đường lâm nghiệp ,hay đường phố khu vực (trong đô thị) như đường trong công viên, trong khu nhà ở, trong công trình khách sạn hoặc trong các bệnh viện...

1.2.3. Phân loại theo cấp kỹ thuật đường, theo ý nghĩa phục vụ đường:

Đây là cách phân loại để phục vụ cho thiết kế

- Phân cấp đường ngoài đô thị: theo TCVN 4054 -2005 lại chia thành 6 cấp quản lý: I, II, III, IV, V, VI và 6 cấp kỹ thuật theo tốc độ tương ứng: 30, 40, 60, 80, 100, 120 km/h.

- Phân cấp đường đô thị: theo tiêu chuẩn ngành TCN 273 - 01,

1.2.3.1. Phân loại mặt đường

a) Phân loại mặt đường (còn gọi là áo đường):

- Phân loại theo tính chất cơ học thường chia thành 2 loại:

+ áo đường cứng: áo đường cứng là áo đường có mô đun đàn hồi rất lớn so với nền đường.

+ áo đường mềm: áo đường mềm là áo đường có mô đun đàn hồi không khác biệt lắm so với mô đun Eo nền đường

- Phân loại theo yêu cầu vận doanh chia thành 4 loại mặt đường:

+ Cao cấp chủ yếu: như mặt đường bê tông xi măng hay mặt đường bê tông at phan rải nóng.

+ Cấp thứ yếu: như mặt đường bê tông nhựa rải nguội, thấm nhập nhựa...

+ Quá độ: như mặt đường đá dăm nước; mặt đường xỉ lò cao gia cố nhựa loãng, nhũ tương hoặc vôi, xi măng

+ Cấp thấp: như mặt đường cấp phối, đất cải thiện vật liệu hạt

- Phân loại theo phạm vi sử dụng và chọn Eyc (daN) để thiết kế Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06.

- Phân loại theo đặc điểm sử dụng:

+ Mặt đường cho xe chạy: ô tô, xe đạp, xe máy, xe thô sơ

+ Mặt đường cho người đi bộ: vỉa hè, sân, đường đi dạo trong công viên, khách sạn....

b) Các lớp áo đường:

áo đường thường được chia thành tầng mặt và tầng móng; trong mỗi tầng lại có thể bố trí làm nhiều lớp, xem hình 1.3 và 1.4.

Tuy nhiên, cũng tuỳ theo lưu lượng xe, tải trọng xe trên đường, ta có thể có các lớp khác nhau

Hình 1.3. Cấu tạo các lớp áo đường

Hình 1.4. Cấu tạo các lớp áo đường quốc lộ 1.

1.3. Phân loại đường theo AASHTO

1.3.1. Sơ đồ hệ thống lưu thông:

Để phân loại chức năng đường, trước hết AASHTO đưa ra sơ đồ hệ thống lưu thông tổng thể gồm 6 giai đoạn hành trình, được thể hiện như hình 1.5.

- Dòng lưu thông chính, đặc trưng tiêu biểu là đường cao tốc, trong đó đường bảo đảm cho xe chạy liên tục, giao nhau khác cao độ.

- Lưu thông quá độ: xe sẽ giảm dần tốc độ để hoà nhập vào dòng lưu thông phân phối bằng các đường trục chính.

- Lưu thông phân phối: thực hiện qua đường trục chính nối vào các thành phố, tỉnh lỵ, mà ở đó sẽ gặp dòng lưu thông tập hợp.

- Lưu thông tập hợp: là đường nối các thị trấn, huyện, xã về tỉnh, thành phố. Có thể hiểu đơn giản là đường để gom hàng hoá từ các vùng nhỏ về thành phố nơi vừa tiêu thụ, vừa là đầu mối phân phối, trao đổi đi các nơi khác.

- Lưu thông phụ cận: là đường khu vực, đường địa phương, nối liền các đường lưu thông tập hợp, các làng, xã, thôn, xóm.

- Vùng kết thúc lưu thông: là nơi xe đến và đỗ lại ở một vùng dân cư riêng biệt (một làng, một nông trường hay một trang trại) để giao hàng, đồng thời nhận hàng đưa về thị xã, tỉnh lỵ hoặc thành phố.

Các thuật ngữ: "Vùng lưu thông" là không gian dành cho đường; Đường trục chính ngoài đô thị thường đi qua vùng không gian lớn, ít dân cư; Đường tập hợp là đường qua nhiều vùng dân cư - sản xuất để thu gom sản phẩm, hàng hoá; Đường khu vực là đi sâu vào nội bộ từng khu dân cư, khu sản xuất.

"Vùng hấp dẫn" và "vùng lưu thông" có quan hệ ức chế lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa và thúc đẩy lẫn nhau. Sản xuất và tiêu thụ đòi hỏi phải phát triển lưu thông. Lưu thông phát triển lại nảy sinh thêm vùng sản xuất và tiêu thụ. Một biểu hiện cụ thể chính là quá trình đô thị hoá.

Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống lưu thông

1.3.2. Phân loại chức năng đường:

1.3.2.1. Đường đô thị: là hệ thống đường phục vụ và nằm "trong vùng đô thị"

1.3.2.2. Đường ngoài đô thị: là hệ thống đường phục vụ và nằm "ngoài vùng đô thị".

Theo tài liệu cơ quan quản lý đường Hoa Kỳ, định nghĩa:

- Vùng đô thị: là vùng có địa giới hành chính, có cư dân từ 5.000 người trở lên

- Vùng ngoài đô thị: là vùng nằm ngoài địa giới vùng đô thị.

1.3.3. Phân cấp hạng đường:

Phân cấp hạng đường là cách phân chia sau khi đã có "phân loại chức năng đường ô tô".

Theo định nghĩa đó và theo AASHTO, đường ngoài đô thị và đường đô thị được phân cấp song song thành 4 cấp hạng như thể hiện tại bảng 1.5.

Bảng 1.5

Phân cấp hạng đường theo AASHTO

Đường ngoài đô thị Đường đô thị

- Đường trục chính (Principal Arteial Highway) - Đường phố trục chính (Principal Arteial Street)

- Đường thứ yếu (Minor Arterial Highway) - Đường phố trục thứ yếu (Minor Arterial Street)

- Đường tập hợp (Collector Road) - Đường phố tập hợp (Collector Street)

- Đường khu vực (Local Road) - Đường phố khu vực (Local Street)

Trong hướng dẫn tiêu chuẩn thiết kế đường, AASHTO đã theo 6 cấp hạng: Cao tốc, trục chính, trục thứ yếu, tập hợp chính, tập hợp thứ yếu, khu vực.

Tuy nhiên, AASHTO đã căn cứ vào 4 cấp hạng chính để giải thích rõ hơn "công dụng" từng cấp hạng đường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro