Câu 1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM

Tư tường HCM là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu dắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ CMDTDCND đến CM XHCN, là kết quả sự vận dụng sáng tạo CN Mac - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Các công trình nghiên cứu ở nước ta đều thống nhất xác định 4 nguồn gốc của tư tưởng HCM:

1/ Tư tưởng và truyền thống văn hoá VN:

a/ Chủ Nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất được hun đúc qua trường

kì lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước

-CN yêu nước là dòng lưu chảy xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ văn hoá dân gian đến văn hoá bác học, từ những nhân vật truyền kì đến những tên tuổi sáng ngời trong lịch sử. Đây là chuẩn mực cao nhất trong giá trị văn hoá tinh thần và cũng là đaọ lí sống cao cả của người Việt Nam.

-Mọi học thuyết chính trị, ĐĐ, văn hoá, XH, mọi tôn giáo du nhập vào VN đều tíêp biến qua lăng kính của CN yêu nước. Tuy nhiên, yêu nước phải gắn liền với yêu dân, yêu nước là yêu dân, và yêu dân cũng là yêu nước. "Nước" vừa là chủ quyền QG dân tộc, vừa là dân, "nước" không đồng nghĩa với "vua". Tinh thần yêu nước là niềm kiêu hãnh, niềm tự hào của dân tộc, là truyền thống, là sức mạnh của toàn dân, đánh thắng mọi thế lực xâm lược. Truyền thống ấy đã được HCM kế thừa và phát huy trong suốt cuộc đời của Người. Tại ĐH Đảng lần II (1951), Người tổng kết:" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của chúng ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi TQ bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lờn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". Tinh thần yêu nước là hành trang để Người ra đi tìm đường cứu nước, dẫn dắt Người đến với CN Mac - Lenin và chân lí thời Đại: Độc lập dân tộc gắn liền CNXH. "Lúc đầu, chính là CN yêu nước chứ chưa phải CN Lênin đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III" - Người nhận xét.

b/Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái

Truyền thống này bảo đảm giúp cho nhân dân ta đủ sức chống lại điều kiện

thịen tai khắc nghiệt cũng như giặc ngoại xâm. Từ tình làng nghĩa xóm, từ quan hệ cộng đồng phát triền thành tinh thần đoàn kết dân tộc. Mặc dù XH VN có phân chia giai cấp, song tinh thần ấy vần rất bền vững: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng" HCM đã chú ý kế thừa và phát huy truyền thống này qua 4 chữ "đồng": đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

c/Tinh thần lạc quan yêu đời

Trong mọi hoàn cảnh, nhân dân ta luôn lạc quan tin tưởng vào chính nghĩa, vào lẽ phải, vào tương lai tươi sáng, vào sức mạnh của bản thân mình, dù trước mắt còn đầy gian truân phải vượt qua. HCM chính là hiện thân của truyền thống đó, đặc biệt là khi Người tìm thấy ánh sáng chân lí Mac -Lênin cùng sức mạnh thời đại mà thắng lợi to lớn của CMT10 Nga đã mang lại. Người hoàn toàn tin tường vào tường lai của TG và của cả CMVN.

d/Truyền thống cần cù, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, trong sự nghiệp

dựng và giữ nước.

Trên nền tàng giữ vững và không ngừng phát triển bản sắc dân tộc qua mọi

thăng trầm lịch sử, dân tộc ta đã biết lựa chọn, tíêp biến, "dân tộc hóa, VN hoá"

những giá trị tinh hoa nhân lọai một cách sáng tạo, phù hợp thành những giá trị của dân tộc mình. HCM là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.

2/Tư tưởng văn hoá nhân loại:

a/Tư tưởng văn hoá phương Đông:

-Bao gòm Nho giáo, Phật giáo, các tư tưởng tiến bộ khác ở phương Đông.

-HCM xuất thân trong một môi trường Nho giáo - một nền Nho giáo đã được

tíêp biến qua lăng kính CN yêu nước của dân tộc VN. Song đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng, tình cảm HCM không phải những giáo điều để bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến mà là tinh thần nhân nghĩa, tríết lí, hành động, triết lí nhân sinh, đạo tu nhân, dưỡng tính, tinh thần hiếu học.

-Đặc biệt, HCM đã học hỏi rất nhiều từ CN Tam dân của Tôn trung Sơn: "Dân

tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc". Từ sau CMT8-1945, HCM đặt tiêu ngữ cho nền cộng hoà của ta là " VNDCCH - Độc lập - Tự do - hạnh phúc"

b/Tư tưởng văn hoá phương Tây:

-Muốn tìm hiểu về tư tưởng " Tự do, bình đẳng, bác ái" của Pháp.

-Ý chí độc lập tự do của nhân dân thuộc địa Bắc Mĩ trước sự thống trị của Td

Anh (Tuyên ngôn độc lập của Mĩ 1776, phong trào giải phóng dân tộc bắc Mĩ...)

-Cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ của Lincon

-Phương pháp tổ chức của phong trào công nhân Anh, phong cách làm việc,

sinh hoạt dân chủ, khoa học của các trí thức tíên bộ và giai cấp công nhân Pháp.

-Từ trào lưu văn hoá và tư tưởng DCTS phương Tây đặc biệt là tư tưởng dân

chủ của các nhà dân chủ như: Rutxô, Mông-tex-ki-ơ...

3/ Chủ nghĩa Mác - Lênin

Trang bị cho HCM thế giới quan và phương pháp luận khoa học, học thuyết về

nhận thức và cải tạo TG. Nhờ CN mác - Lênin, HCM giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra : độc lập dân tộc gắn với CNXH, CN yêu nước gắn liền CN quốc tế vô sản... những đường lối cơ bản của CMVS, phương pháp CM, lập trường gcvs. CN Mac - Lênin là nền tảng quan trọng nhất để hình thành tư tưởng HCM. Nhờ nó mà HCM đã chuyển hoá và nâng lên được những tinh hoa văn hoá dân tộc và TG. Người nhấn mạnh : "CN Mác - Lênin là vũ khí không gì thay thế được" Đặc biệt, Người còn học được ở đó " cách làm việc biện chứng để giải quyết tốt công việc nước ta" vì "CN Mác - Lênin là nền tảng chứ không phải là kinh thánh"

4/Những nhân tố chủ quan thuộc phẩm chất cá nhân của NAQ

-Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê phán.

-Sự khổ công học tập để lĩnh hội những tri thức của nhân loại

-Có tinh thần, tình cảm của một người yêu nước chân chính, một chiến sĩ CS

nhiệt thành, một trái tim không chỉ dành cho dân tộc mà còn cho tất cả những "người cùng khổ" trên TG. -Mẫu mực tuyệt vời về đạo đức và tác phong, bình dị, khiêm tốn, có sức cảm hóa con người.

Tóm lại: Tư tưởng HCM hình thành từ 4 nhân tố có mối quan hệ khăn khít, không thể thíêu nhân tố nào. Trong đó CN Mác - Lênin đóng vai trò quan trọng hơn hết. CN yêu nước là tinh thần, là động lực để đưa NAQ đến với CN Mác - Lênin. Còn CN Mac -Lênin đã nâng CN yêu nước lên một bước phát triển mới về chất, phù hợp với thời đại mới. CN yêu nước, tinh hoa văn hoá nhân loại, CN Mac - Lênin thông qua trí tuệ, nhân cách HCM, góp phần làm nên tư tưởng HCM.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro