Cau 1 - TCCC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1

Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ cức và quản lý nền kinh tế VN, chức năng đó đã đc nhận thức và vận dụng như thế nào?

Đáp án:\

*) Khái quát sự ra đời của tiền tệ

Tiền tệ là 1 phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị đựoc biểu hiện qua 4 hình thái : hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên  hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng  hình thái giá trị chung  hình thái tiền tệ. Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, hình thức trao đổi bằng hiện vật trở thành vật cản cần tìm 1 vật trung gian đc mọi người chấp thuận, do đó tiền tệ ra đời. tiền tệ ra đời làm việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ trở nên thuận tiện hơn.

*) Chức năng của tiền tệ

1- Đơn vị đo lường giá trị

Nghĩa là nó đc dùng để đo lường các giá trị hàng hóa, dvụ trước khi thực hiện trao đổi.Đây là một chức năng quan trọng vì việc dùng tiền làm đơn vị đánh gíá sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và giảm đc chị phí trong trao đổi.

Vì khi trao đổi hàng- hàng, có n mặt hàng cần trao đổi với nhau thì phải có n(n - 1)/2 mức giá.còn khi sử dung tiền tệ thì ta chỉ cần biết n mức giá.

2- Phương tiện trao đổi

Được dùng khi mua bán hàng hóa dịch vụ, thanh toán các khoản nợ trong và ngoài nước. nếu sử dụnh hình thức hàng đổi hàng, nguời mua và bán phải tìm người trùng hợp với mình về nhu cầu, thời gian, không gian. Sử dụng tiền tệ làm môi giới trung gian sẽ khắc phục được hạn chế đó. Nó khiến nền kinh tế họat động trơn tru và có hiệu quả hơn. Thúc đẩy chuyên môn hóa và phân công lao động.

3- Phương tiện dự trữ về mặt giá trị

Nghĩa là: tiền tệ là nơi chứa sức mua hàng hóa trong 1 thời gian nhất định. Chức năng này quan trọng vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình sau khi nhận được mà dùng để dự trữ nó để sử dụng cho tương lai. Dù tiền không phải nơi duy nhất chứa đựng giá trị nhưng nó có tính lỏng cao, không phải chuyển đổi thành cái gì khác khi chi trả cho hàng hóa, dvụ.

*) Nhận thức và sự vận dụng ở VN

Như câu 2

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cau1