Cau 1: Thanh lap Dang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: vì sao nói ĐCSVN ra đời là một yêu cầu tất yếu của lịch sử.trình bày ý nghĩa lịch sử của sự thành lập Đảng

A.Sự ra đời của ĐCSVN là một yêu cầu tất yếu của lịch sử

I.Hoàn cảnh lịch sử: ( cuối TK19 đầu tk 20)

1.Hoàn cảnh thế giới :

- sự chuyển biến của CNTB từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và tăng cường chính sách xâm lược áp bức các dân tộc thuộc địa, làm nảy sinh 4 mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa, giữa đế quốc với đế quốc,giữa CNTB với CNXH, giữa TS với VS. trong đó mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa là gay gắt nhất, dẫn đến phong trào đấu tranh yêu nước ở các dân tộc phát triển ngày càng mạnh mẽ ở hầu hết khắp các thuộc địa và hình thành nên những trung tâm lớn trong đó có châu Á

- ảnh hưởng của CN Mác Lê nin , CN Mác Leenin là hệ tư tưởng của ĐCS, CN Mác Lê Nin được truyền bá vào VN đã thúc đẩy phong trào yêu nước và PTCN phát triển theo khuynh hướng CMVS dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN - CM tháng 10 Nga và quốc tế cộng sản

+ CMT10 Nga nổ ra và giành thắng lợi năm 1917 mở đầu một thời đại mới " thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc", thắng lợi này đã mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại " thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới, giai cấp vô sản trở thành giai cấp trung tâm của thời đại" đồng thời CN Mác Lê nin trở thành hiện thực và kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt là PTGPDT của nhân dân các nước thuộc địa. Thắng lợi này đã chỉ ra rằng muốn giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường CMVS và cuộc CM này phải do Đảng - đội tiên phong của GCCN lãnh đạo

+ Quốc tế cộng sản : đối với VN , có vai trò quan trọng trong việc truyền bá CN Mác Le nin và chỉ đạo về vấn đề thành lập ĐCSVN

Kết Luận: tất cả các chuyển biến của hoàn cảnh thế giới đã gợi mở hướng đi mới cho CMVN đó là con đường CMT10 Nga, con đường xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến và xây dựng chế độ xã hội mới độc lập dân chủ và CNXH. Hoàn cảnh quốc tế như vậy sẽ quy định rằng sự thành lập của ĐCSVN sau này là một quy trình tất yếu phù hợp với xu thế chung của thời đại.

2.Hoàn cảnh Việt Nam:

a) xã hội vn dưới sự thống trị của thực dân Pháp:

+ 1858 TD Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng. từ 1897-1913, 1914-1924, Pháp tiến hành 2 lần khai thác thuộc địa.

+ về chính trị: tiến hành "chia để trị" và " dùng người việt đánh người việt"

+ về kinh tế: khai thác chiếm đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt. chính sách độc quyền kinh tế, độc quyền sản xuất, độc quyền ngoại thương.

+ về văn hóa xã hội : thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích hủ tục lạc hậu, du truyền văn hóa phẩm đồi trụy, ngăn chặn ảnh hưởng văn hóa tiến bộ vào dân tộc ta

+tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản: bên cạnh 2 giai cấp cũ là địa chủ và nhân dân, xuất hiện thêm công nhân, tư sản, tiểu tư sản=> 5 giai cấp quan hệ với nhau, có địa vị xã hội, kinh tế khác nhau. Bên cạnh mâu thuẫn nông dân và địa chủ còn xuất hiện mâu thuẫn giữa toàn dân tộc VN với TD Pháp. 2 mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau trong đó mâu thuẫn mới là chủ yếu và cần giải quyết

+ảnh hưởng : kinh tế bị kiềm hãm nặng nề trong vòng lạc hậu, què quặt, phiến diện, phụ thuộc hoàn toàn vào TD Pháp. Xã hội trở thành thuộc địa nửa phong kiến

Kết Luận:thực tiễn xã hội việt nam đặt ra 2 nhiệm vụ, một là đánh đuổi thực dân xâm lược giành độc lập dân tộc, hai là xóa bỏ chế độ phong kiến đã lỗi thời phản bội lợi ích dân tộc giành quyền dân chủ cho nhân dân. Trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu

b)phong trào yêu nước theo khuynh hướng PK và TS cuối tk19 đầu thế kỉ 20

+PK: PT Cần Vương, PT nông dân Yên Thế

+TS: PT Đông Du, PT Duy Tân,VN Quốc dân Đảng

+ CN: Ba Son

Sự thất bại chứng tỏ con đường cứu nước theo PK và TS bế tắc, CMVN lâm vào khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. nhiệm vụ lịch sử là phải tìm một con đường đi mới.

c) PT yêu nước theo khuynh hướng vô sản

- quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc(1911-1920)

+5/6/1911 rời Tổ quốc sang phương tây tìm đường cứu nước.6/7/1911 cập bến Mắc Xây( pháp)

+1917, CMT10 Nga thành công, NTT hướng theo con đường CMT10 và chịu ảnh hưởng của cuộc CM đó

+dành thời gian nghiên cứu nhiều cuộc CM lớn trên thế giới.

+ 6/1919, NAQ gởi yêu sách tới hội nghị véc xây đòi thực dân Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân VN. Gây ra được tiếng vang lớn

+ 7/1920, NAQ đọc "sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa "của Lê Nin, NAQ đã tìm thấy con đường cách mạng việt nam, CMVS

+ 12.1920 , tham gia ĐH Đảng Xã Hội Pháp ở Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế 3 và thành lập ĐCS Pháp

-quá trình truyền bá CN Mác Lê Nin

+ sự chuẩn bị về tư tưởng: từ nước ngoài, Người gởi tài liệu và sách báo về VN tố cáo tội ác của thực dân Pháp, và thái độ ương hèn của chế độ tay sai và từng bước truyền bá CN Mác Lê Nin về nước

+ sự chuẩn bị về chính trị: thể hiện qua 2 tác phẩm " bản án chế độ thực dân pháp", "đường Kach mệnh", là tư tưởng cốt lõi trong con đường cứu nước của NAQ, thể hiện sự vận dụng sáng tạo throng CN Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, là cơ sở cho Đảng viết cương lĩnh chính trị sau này

Nội dung con đường CMGPDT:

+ CM muốn thắng lợi phải có 1 Đảng lãnh đạo

+CMVN là 1 bộ phận của CM thế giới

+PPCM : giác ngộ và tổ chức quần chúng CM, đồng tâm hiệp lực đánh đổ TD Pháp

- Sự chuẩn bị về tổ chức

+ Con người : Người đã đào tạo đội ngũ cán bộ trung kiên của Đảng. PP đào tạo bao gồm đạo đức, tri thức, năng lực, giới thiệu những người ưu tú nhất đi học ĐH Phương Đông.

+Tổ chức: 12/1924, Người đến Quảng Châu, tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.6/1925, Người thành lập "Hội VNCM thanh niên" , mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu, hoạt động chủ yếu của hội là truyền bá CN Mác Lê nin về nước

- sự phát triển PTYN theo khuynh hướng vô sản dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở VN : cuối 1929, trước sự lớn mạnh của PTCM, VNCMTN không còn thích hợp lãnh đạo, xu thế phải thành lập ĐCS trở thành yêu cầu khách quan.

o + 17/6/1925, Đông Dương CSĐ thành lập

o + 11/1929, An Nam CSĐ, Đông Dương CS liên đoàn ra đời

- Hội nghị thành lập Đảng:

+ Hợp nhất các tổ chức CS thành ĐCS VN : 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, nguy cơ gây chia rẽ rất lớn dẫn đến yêu cầu cấp thiết là phải có Đảng thống nhất trong cả nước. trước yêu cầu lịch sử mới và sự ủy nhiệm của QTCS, NAQ cấp tốc trở lại Hương Cảng để triệu tập hội nghị thống nhất tổ chức thành lập ĐCSVN \

+ Thảo luận, xác định và thông qua các văn kiện của Đảng: hội nghị họp từ 3 đến 7/2/1930, tại Hương Cảng dưới sự chủ trì của NAQ

+ Tham dự hội nghị có 2 đại biểu của Đông Dương CSĐ , 2 đại biểu của AN Nam CSĐ, 2 đại biểu hoạt động ở nước ngoài và cuối cùng là NAQ

+ Hội nghị quyết định lấy tên của Đảng là ĐCSVN \

+ Thông qua chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng, điều lệ vắn tắt của các quần chúng CM, chương trình tóm tắt của Đảng

+ Hội nghị họp nhất có ý nghĩa như một ĐH thành lập Đảng

Ý nghĩa lịch sử của sự thành lập Đảng

-ĐCSVN ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của GCCNVN và hệ tư tưởng Mác Lê nin đối với CMVN. Sự kiện ĐCSVN ra đời là "một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử CMVN ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM"

-ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác Lê Nin với PTCN và PTYN của nhân dân việt nam

-Xác định đúng đắn con đường CM là giải phóng dân tộc theo hướng cách mạng vô sản. đảng đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng việt nam. Giải quyết về tình trạng khủng hoảng về đường lối CM, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước việt nam

-ĐCSVN ra đời đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của CM thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên thắng lợi vẻ vang, góp phần tích cực trong sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nha