Cau 1 triet hoc la gi. doi tuong. van de co ban

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Triết học là gì? Đối tượng của triết học là gì? Hãy nêu vấn đề cơ bản của triết học và giải thích vì sao đây được coi là vấn đề cơ bản của triết học?

1. Khái niệm triết học
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và vị trí và vai trò của con người trong thế giới ấy.

            2. Đối tượng nghiên cứu của triết học

            Đối tượng của triết học là thế giới vật chất và con người được, nó nghiên cứu dưới dạng các qui luật chung và phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch sử. Nhưng triết học bao giờ cũng đặt ra và giải quyết bằng lý luận những vấn đề về thế giới quan, như vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về bản chất và tính thống nhất thế giới của vật chất, về khả năng nhận thức của con người.

            Khi mới ra đời, triết học thời cổ đại được gọi là triết học tự nhiên, bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm sau này coi triết học là khoa học của các khoa học .Tuy nhiên, triết học thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu và nó ảnh hưởng to lớn đối vơi sự lịch sử phát triển của các khoa học.

            Thời trung cổ, ở Tây âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì triết học tự nhiên bị thay thế bởi triết học kinh viện, phụ thuộc vào thần học chỉ còn nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho Kinh thánh.

            Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ở thế kỷ XV, XVI đã tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phục hưng triết học và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, các khoa học chuyên ngành, nhất là khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập so với triết học.

            Chủ nghĩa duy vật dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng và đã đạt tới đỉnh cao ở thế kỷ XVII - XVIII như chủ nghĩa duy vật của Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ, Điđrô, Xpinôza, v.v... trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo làm xuất hiện tư duy siêu hình. Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen.

Điều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác, đoạn tuyệt với quan niệm triết học "khoa học của các khoa học". Triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu các qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

            Triết học phương Tây hiện đại muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mình, nhưng triết học bao giờ cũng đặt ra và giải quyết bằng lý luận những vấn đề về thế giới quan, như vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về bản chất và tính thống nhất thế giới của vật chất, về khả năng nhận thức của con người.

Những đặc điểm cơ bản của triết học Tư sản hiện đại:

- Tiếp tục ý đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm;

- Xa rời phép biện chứng;

- Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức và lôgíc học;

- Triết học tư sản hiện đại đã đặt ra những vấn đề cấp bách của triết học hiện đại. Nhất là vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học và tính chất chuyên ngành trong triết học. Nhìn chung học chưa giải quyết một cách triệt để của một số vấn đề cấp bách đó.

3. Vấn đề cơ bản của triết học

            Trong tác phẩm "Lút vích Phoiơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức", Ăngghen đã viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, nhất là triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại". Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

            Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi, giữa ý thức hay vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

4. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học bởi vì :

, vật chất và ý thức là hai phạm trù rộng lớn nhất của triết học và đồng thời nó cũng là nội dung cơ bản nhất được xác định trong đối tượng nghiên cứu của triết học.

Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một tiêu chuẩn để phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa các trường phái triết học, giữa triết học và khoa học.

Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận chung về thế giới quan và phương pháp luận của triết học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro