Câu 1. Trình bày cấu tạo và hoạt động của loa điện động?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a.            Cấu tạo

      Loa điện động là một thiết bị có thể biến đổi tín hiệu điện thành chuyển động cơ học để tái tạo âm thanh nằm trong dải tần số từ 16Hz đến 20.000Hz mà con người nghe được.

 

          Loa điện động là loại phổ thông nhất trong tất cả các loại loa. Về cấu tạo, loa điện động bao gồm các bộ phận: xương loa, nam châm, cuộn dây động, màng loa, nhện và gân loa.

Trong đó: a là nam châm mạng hình trụ tròn rỗng, b là cuộn dây động quấn trên một khoanh giấy, nằm trong khe từ hình nhẫn, c là trụ sắt non, tạo với nam châm một khe từ trường hình nhẫn khá mạnh, d là màng giấy (nón loa) gắn liền với cuộn dây và mạng trong, đ là sườn loa, e là mạng nhện, g là nếp nhăn của nón loa.

       Mạng nhện có một vài nếp nhăn và giữ cho nón loa nằm trong giữa và cuộn dây loa dao động trong khe từ không bị chạm.

Màng loa (hay gọi là màng rung) là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe.

Xung quanh màng loa là gân loa, có chức năng kết nối màng loa với xương loa, cho phép màng loa có thể chuyển động lên xuống.

      Cuộn dây động đựơc quấn bằng đồng quanh một lõi hình trụ. cuộn dây này được định vị trong khe hẹp có từ trường mạnh được sinh ra giữa hai cực của một nam châm vĩnh cửu. Khi cho dòng điện tín hiệu đi qua cuộn dây thì cuộn dây xuất hiện lực từ làm rung nó, sự rung động của cuộn dây sẽ làm chuyển động màng loa.Tín hiệu xoay chiều từ ampli đựơc đưa vào cuộn dây rồi đi qua các vòng dây, và sinh ra từ trường. Từ trường này tương tác với từ trường của nam châm loa, tạo ra các chuyển động lên xuống. Mức độ dao động của cuộn dây tỉ lệ với dòng điện chạy trong cuộn dây đó. Cuộn dây động có một đầu gắn chặt với nón loa, vì thế các dao động từ cuộn dây được truyền tới nón loa và làm rung động cả nón loa, từ đó phát ra âm thanh. 

b.Nguyên lí hoạt động

        Nguyên lý : Sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ khi cho một dây dẫn dao động trong từ trường sinh ra suất điện động cảm ứng trên dây dẫn. Cuộn dây động của loa nằm trong từ trường của nam châm có cực bắc (N) ở trong lòng cuộn dây, cực nam (S) ở vòng chung quanh cuộn dây. Khi dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây động của loa thì nó sinh ra một từ trường biến đổi. Cuộn dây đồng nằm trong từ trường biến đổi thì sẽ di chuyển dọc theo khe từ (hình vẽ). Nếu từ trường của nam châm toả ra chung quanh và dòng điện chạy theo chiều mũi tên, cuộn dây đồng của loa sẽ bị kéo xuống. Khi dòng điện đổi chiều, cuộn dây động của loa sẽ bị kéo lên (hình vẽ). Do đó, khi dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây động thì cuộn dây sẽ rung theo nhịp điệu đó. Rung động này truyền sang màng loa, làm cho màng loa rung động, nên tai nghe được âm thanh. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro