Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Định nghĩa Triết học:

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết nghiên cứu về nhưng vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội, con người của mối quan hệ giữa con người nói chung và tư duy của con người nói riêng với thế giới xung quanh họ.

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử. Nó có nguồn gốc từ nhận thức và nguồn gốc xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi cần phải khái quát hóa, trìu tượng hóa những tri thức của con người và chỉ khi con người đạt đến một trình độ khái quát, trìu tượng nhất định thì mới xuất hiện triết học.

Mặt khác về mặt xã hội, sự phát triển của sản xuất xã hội cũng phải phát triển đến một trình độ nhất định, có sự phân công lao động trí óc, lao động chân tay thì mới có điều kiện xuất hiện những triết gia, những trường phái triết học.

Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất có trong cả xã hội, tự nhiên, tư duy con người.

Sự nghiên cứu của triết học dựa trên cơ sở tổng kết sự khái quát lịch sử của các nghành khoa

 học, dựa trên tư liệu cảc các nghành khoa học đó, đồng thời dựa trên cơ sở tổng kết chính lịch sử của bản thân triết học.

Triết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kì quan trọng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất. Tại sao các mối quan hệ giữa VC và YT lại trở thành vấn đề cơ bản của triết học? Bởi vì đây là vấn đề xuyên suốt lịch sử của triết học từ trước đến nay mà bất cứ trường phái, học thuyết triết học nào cũng phải đề cập giải quyết nó. Việc giải quyết mối quan hệ giữa VC và YT sẽ đặt nền móng cho việc giải quyết các vấn đề căn bản khác trong triết học. Từ việc giải quyết mối quan hệ này mà lịch sử triết học nhân loại phân chia thành 2 trường phái đối lập nhau là Duy vật và Duy tâm.

Chính vì vậy C.Mác – Anghen đã khẳng định: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại. "

Quan hệ giữa tư duy và tồn tại trở thành vấn đề cơ bản của triết học là vì:

+ Các học thuyết, các trường phái triết học dù có khác nhau đến mấy thì câu hỏi đặt ra trước hết và cần phải giải quyết là thế giới được con người tạo ra trong đầu óc của họ có quan hệ như thế nào đối với thế giới bên ngoài hay không?

+ Việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là điểm xuất phát và là cơ sở để giải quyết những vấn đề lớn khác của triết học. Thông qua việc giải quyết mối quan hệ này để phân định sự khác nhau về mặt lập trường và thế giới quan của các nhà triết học và để phân chia các hệ thống triết học khác nhau trong lịch sử và đương đại.

* Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học bao gồm:

Vấn đề cơ bản của triết học từ xưa đến nay đều xoay quanh giải quyết mối quan hệ giữa VC và YT. Đây là vấn đề xuyên xuốt lịch sử triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời một câu hỏi lớn.

- Mặt thứ nhất nhằm trả lời câu hỏi: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai: YT của con người có khả năng phản ánh đúng đắn, chính xác, trung thực thế giới khách quan hay không? Con người có khả năng nhận biết được thế giới xung quanh mình được hay không?

Trả lời hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phải triết học và

các học thuyết về nhận thức của triết học.

2 - Các trường phái triết học trong lịch sử ?

a -Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học, từ trong lịch sử triết học đã được phân chia thành những trường phái lớn sau đây:

Trường phái 1.Những nhà triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên có trước và giữ vai trò quyết định được gọi là các nhà duy vật và học thuyết của học hợp thành chủ nghĩa duy vật.

Trường phái 2 Những người cho rằng tinh thần là cái có truớc, quyết định VC được gọi là các nhà triết học duy tâm và học thuyết của học được tập hợp thành chủ nghĩa duy tâm.

Trường phái 3 Những nhà triết học cho rằng VC và YT là hai nguyên thể song song tồn tại không cái nào quyết định cái nào, cả hai cùng là nguồn gốc tạo ra thế giới được gọi là các nhà nhị nguyên và học thuyết của học hợp thành học thuyết nhị nguyên luận (Decacton)

* Trường phái triết học duy vật có lịch sử hình thành, phát triển thông qua 3 hình thái chủ yếu:

Khi giải quyết mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) nếu trả lời VC có trước, YT có sau, YT được sản sinh từ kết cấu VC nhất định và VC giữ vai trò quyết định YT thì hợp thành chủ nghĩa duy vật.

- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ và trong khi thừa nhận tính thứ nhất của VC đã đồng nhất VC với 1 hay 1 số chất cụ thể và nhữnh kết luận của nó chủ yếu dựa trên quan sát trực tiếp, cảm tính chưa có cơ sở khoa học. Họ cho rằng VC, thế giới tự nhiên là cái có trước, YT, linh hồn con người là cái có sau cho dù quan điểm còn mộc mạc, giản đơn nhưng nó chứa đựng những phỏng đoán thiên tài, là cơ sở cho thế giới quan triết học sau này. Họ đã cố gắng lấy thế giới để giải thích thế giới mang tính trực quan cảm tính, chưa dựa trên cơ sở khoa học nào. (âm dương ngũ hành ở Trung quốc - Đất, nước, lửa, khí ở ấn độ -Khí ...phương Tây)

- Chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc ở thế kỷ 17, thế kỷ 18. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điểm thu thập được những thành tựu rực rỡ nênkhi tiếp tục ptriển quan điểm của CNDV thời cổ đại, CNDV thời kỳ này đã chịu tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc nó xem xét, quan niệm thế giới như một hệ thống máy móc phức tạp bao gồm nhiều bộ phận không có liên hệ với nhau, không vận động không phát triển, bất biến, ngưng đọng.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng có đặc điểm nổi bật: là CNDV có sự thống nhất, kết hợp chặt chẽ với phép biện chứng, đồng thời khái quát được thành tựu của các khoa học chuyên ngành. Đây là hình thức cao nhất do Mác – Eng ghen sáng lập và Lênin phát triển được hình thành vào năm 40 của thế kỷ 19, nó khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước nó, nó xem xét thế giới trong tính chỉnh thể, thống nhất trong sự tác động qua lại biện chứng với nhau, nó là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận để nghiên cứu và tìm hiểu thế giới.

Ngoài ra trong lịch sử phát triển của CNDV còn có hình thái chủ nghĩa duy vật tầm thường (đồng nhất vật chất với YT và xem nhẹ vai trò của YT), và hình thái chủ nghĩa CNDV kinh tế (trong đó xem kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định ạư tồn tại và phát triển của xã hội). Điều nay được Đảng cộng sản VN khẳng định con đường đi lên xây dựng CNXH là không coi kinh tế là quyết định tất cả.

* Trường phái triết học Duy tâm tồn tại và phát triển dưới hai hình thức sau đây:

Chủ nghia duy tâm xuất hiện ngay từ khi triết học ra đời. Sở dĩ gọi là duy tâm vì nó trả lời YT là cái có trước, VC, thế giới khách quan là cái có sau, YT quyết định VC.

- CNDT khách quan (Pla ton, Heghen) cho rằng có một thực thể tinh thần hay ý niệm tuyệt đói tồn tại bên ngoài độc lập với con người có trước con người đã sinh ra vạn vật, quyết định sự tồn tại và phát triển của thế giới và con người.

- CNDT chủ quan (Becoli) cho rằng cảm giác và YT của con người là cái có trước và tồn tại sẵn có trong con người, mọi sự vật hay thế giới vật chất chỉ là kết quả của sự phức hợp của cảm giác mà thôi. Do đó, toàn bộ cái thế giới khách quan bên ngoài chỉ là “phức hợp” của những cảm giác do cái “Tôi” sinh ra. (ĐH VI của Đảng phân tích sự chủ quan duy ý trí....)

Tóm lại, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan cho dù có những biến thái, cách giải quyết khác nhau về mặt thứ nhất song nó giống nhau ở chỗ đều coi YT, tinh thần là cái có trước, quyết định VC, nó thường là đồng minh của tôn giáo, là vũ khí của giai cấp thống trị trong việc nô dịch quần chúng nhân dân, nó chống lại khoa học và những tư tưởng tiến bộ.

* Ngoài ra còn có trường phái nhị nguyên luận, họ cho rằng cả VC và tinh thần đều tồn tại song song, chúng độc lập với nhau, VC sinh ra VC, tinh thần sản sinh ra các hiện tượng tinh thần. Đại biểu của nó chính là Đề các tơ.

b - Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan?

Chủ nghĩa duy vật cho rằng VC là cái có trước, mang tính thứ nhất, YT là cái có sau, mang tính thứ hai. YT chỉ là sự phản ánh thế giới VC và con người có thể nhận thức được thế giới.

Đồng thời khẳng định nguyên tắc trong thế giới khách quan đó là không có cái gì là cái không thể biết mà chỉ có cái chưa biết.

Chủ nghĩa duy tâm, mặc dù họ cũng thừa nhận khả năng nhận thức thế giới song họ thần bí hoá, duy tâm hoá quá trình nhận thức của con người. Họ cho rằng nhận thức là sự tự nhận thức, tự hồi tưởng của linh hồn bất tử của ý niệm tuyệt đối mà thôi

Ngoài ra, để trả lời câu hỏi thứ hai còn có trường phái phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết không thể biết. Theo đó, họ cho rằng con người không có khả năng nhận biết được thế giới xung quanh hoặc chỉ nhận biết được vẻ bên ngoài của thế giới mà thôi vì tính xác thực của hình ảnh về đối tưọng mà các giáic quan của con người cung cấp trong một quá trình nhận thức không đảm bảo tính chân thực. Chính quan niệm về tính tương đối như vậy đã dẫn đến sự ra đời của trào lưu hoài nghi luận. Những người theo trào lưu này nâng cao sự hoài nghi lên thành một nguyên tắc trong việc xem xét các tri thức đã đạt được và cho rằng con người ko thể đath được chân lý kq.

Tóm lại, Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kì quan trọng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Đây là vấn đề mà mọi trường phái TH đều quan tâm giải quyết. Vấn đề cơ bản của triết học là trả lời hai câu hỏi lớn: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Và YT của con người có khả năng phản ánh đúng đắn, chính xác, trung thực thế giới khách quan hay không? Con người có khả năng nhận biết được thế giới xung quanh mình được hay không? Viêc giải quyết các vấn đề cơ bản cuả TH có liên quan mật thiết đến sự hình thành và căn cứ vào đó mà người ta phân biệt được các các trừog phái TH và các học thuyết về nhận thức.

Sự ra đời của chủ nghĩa mac như thế nào?

Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. 

- Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác

Nhìn chung, có hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội. Đối với triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau:

1. Điều kiện kinh tế - xã hội.

1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp.

1.2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử

Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy bị đàn áp nhưng lại bùng nổ tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, là phong trào cách mạng to lớn có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị. Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp.

Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Ở Anh, Pháp giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.

Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi.

Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học.

2. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên

2.1. Nguồn gốc lí luận

Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác.

Các Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết học Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Còn học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy vật. Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ.

Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A.Smít và Đ.Ricácđô không những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm triết học.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông và S.Phuriê là một trong ba nguồn gốc lí luận của triết học Mác. Các Mác và Ph.Ăng ghen đã kế thừa những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng!........

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro