cau .....10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm của giáo viên. Những hình thức phối hợp lời giảng của giáo viên với biểu diễn thí nghiệm. Cho ví dụ và nêu nhận xét, đánh giá về các hình thức phối hợp đó.

  Trả lời:

  *Yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm của gv:

  - Bảo đảm an toàn.

  - Bảo đảm thành công của thí nghiệm.

  - Thí nghiệm phải rõ, hs phải được quan sát đầy đủ.

  - Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm gọn gàng, mĩ thuật đồng thời phải đảm bảo tính khoa học.

  - Số lượng thí nghiệm trong 1 bài vừa phải, hợp lí.

  - Thí nghiệm phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.

  * Những hình thức phối hợp lời giảng của giáo viên với biểu diễn thí nghiệm:

  - Cách 1: Hs quan sát trực tiếp và tự lực rút ra kết luận, gv dùng lời nói hướng dẫn hs quan sát để rút ra kết luận.

VD: Khi nghiên cứu tính chất bề ngoài của các đối tượng: màu sắc, trạng thái vật lí, hình dạng các chất.

  - Cách 2: Hs quan sát các sự vật, quá trình và theo lời nói hướng dẫn của gv, họ tái hiện các kiến thức cũ có liên quan, trình bày ra được và biện luận giải thích những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà họ không thể nhận thấy được trong quá trình quan sát trực tiếp.

  - Cách 3: Hs thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất của sự vật trước tiên từ lời gv, sau đó gv biểu diễn thí nghiệm để minh họa (khẳng định hoặc cụ thể hóa) những kết luận vừa thông báo cho hs.

  - Cách 4: Gv mô tả các sự vật và quá trình, gv nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng, rồi kết luận về những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà hs không thể nhận thấy được trong quan sát trực tiếp. Sau đó thầy biểu diễn thí nghiệm để minh họa lời vừa giảng.

  VD: Trộn lẫn dd muối CuSO4 với bazơ NaOH có hiện tượng gì?

ðKết tủa xanh lam, không tan nên tách ra khỏi dung dịch.

  * Nhận xét:

  - Cách 1 và 2 đều mang tính chất tích cực, tính chất nhận thức của hs là chủ động. Nhờ lời nói hướng dẫn của gv, hs đc đặt vào điều kiện mà ở mức độ đáng kể họ phải độc lập giành lấy kiến thức về các chất và hiện tượng trên cơ sở quan sát thí nghiệm. Vì thế cách 1 và 2 thuộc về phương pháp nghiên cứu trong dạy học. Ở đây thí nghiệm là nguồn thông tin, lời nói của thầy có chức năng hướng dẫn.

  - Cách 3 và 4 chỉ đòi hỏi hs nhận thức thụ động; thí nghiệm biểu diễn chỉ để minh họa lời giảng của thầy trước đó. Vì thế cách 3 và 4 thuộc phương pháp minh họa trong dạy học.

  - Cách 1 và 3 cũng như cách 2 và 4 giống nhau về đối tượng nghiên cứu nhưng ngược về thứ tự trước sau của thí nghiệm biểu diễn và lời nói gv.

  - Nội dung nghiên cứu đơn giản thì nên sử dụng cách 3, với nội dung phức tạp nên sử dụng cách 4. Nếu hs đã có kĩ năng quan sát và suy luận tốt, nếu có yêu cầu cao về sự phát triển tính tự lực của trò và nếu có điều kiện thời gian thì nên sử dụng cách 1 và 2 tùy theo mức độ phức tạp của nội dung nghiên cứu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro