câu 10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 10 : Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế ?

a. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo ( chú ý: Trình bày đầy đủ)

*  Mục tiêu đối ngoại:

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

+ Kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế.

* Nhiệm vụ đối ngoại:

+ Giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tê - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

* Tư tưởng chỉ đạo:

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của mình.

- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; tranh thủ hợp tác, tránh đối đầu.     

- Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

- Kết hợp đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.

- Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các toàn thể nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .

b. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế ( trình bày tóm tăt)

Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương lần thứ tư, khoá X (tháng 2/2007) đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn về đối ngoại như:

- Tiếp tục mở rộng và phát triển các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ngày càng ổn định và bền vững. Tiếp tục thúc đẩy giải quyết bằng thương lượng hoà bình những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Mở rộng và củng cố quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo lập lợi ích đan xen, nhất là với các đối tác chủ yếu.

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường; giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh  trong quá trình hội nhập.

- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro