Câu 10: - Phân tích nội dung các chế định quyền sở hữu, hợp đồng dân sự và quyền thừa kế trong Luật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: - Phân tích nội dung các chế định quyền sở hữu, hợp đồng dân sự và quyền thừa kế trong Luật Dân sự 2005.

a-Quyền sở hữu: Là một chế định của BLDS điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu tài sản (nghĩa rộng), là quyền dân sự cụ thể về tài sản nhật định của chủ sở hữu.

- Nội dung:

+Quyền chiếm hữu: Là quyền nắm giữ quản lý tài sản, ngoài chủ sở hữu thì người khác cũng có thể có quyền này theo quy định của pháp luật. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật bao gồm: chủ sở hữu tự mình chiếm hữu, người được chủ sở hữu giáo quyền chiếm hữu, người được giao quyền chiếm hữu thông qua các hợp đồng dân sự hợp pháp, người phát hiện và chiếm hữu các tài sản bị bỏ quên - vô chủ - rơi - chìm đắm chôn giấu theo quy định của pháp luậ quy định; chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: là trường hợp người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.

+ Quyền sử dụng: Là quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng trong trường hợp chủ sở hữu cho phép.

+ Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu từ bỏ hay chuyển nhượng quyền sở hữu.

- Hình thức của định đoạt: Định đoạt số phận thực t ế của tài sản tức là từ bỏ quyền sở hữu hay làm cho tài sản không còn trên thực tế.

+ Định đoạt số phận pháp lý: tức là chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác.

b- Hợp đồng dân sự: Là thỏa thuận của hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.

- Hình thức: Có thể bằng văn bản, lời nói, hành vi....

- Điều kiện của hợp đồng:

+ Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội không xâm phạm lợi ích công cộng.

+Thỏa mãn hình thức theo quy định của pháp luật/.

+Người trực tiếp ký kết hợp đồng đó phải có quyền giao kết hợp đồng dân sự.

+Người giao kết có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo yêu cầu.

+Người giao kết phải có sự tự do về ý chí.

-Hợp đồng vô hiệu: Là hợp đồng không có giá trị pháp lý do vi phạm một trong các điều kiện của hợp đồng. Chỉ có tòa án mới có quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Hậu quả pháp lý: Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên thiệt hại.

c-Quyền thừa kế: Là chế định của PLDS điều chỉnh việc dịch chuyển TS của người chết cho những cá nhân tổ chức khác theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống hoặc theo quy định của pháp luật.

-Thừa kế theo di chúc: Là trường hợp dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người khác theo sự định đoạt của người này khi họ còn sống.

+ Người lập di chúc là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người từ 15t đến chưa đủ 18 t nếu có tài sản chung thì có quyền lập di chúc với sự đồng ý của người giám hộ.

@ Quyền của người lập di chúc: chỉ địn người thừa kế hay truất quyền thừa kế, phân định phần tài sản cho từng người thừa kế, trao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản, để lại một phần tài sản để di tặng hay thờ cúng, chỉ định người quản lý và phân chia di chúc.

@Người thừa kế: Là cá nhân tổ chức được chỉ định trong di chúc (nếu là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở di chúc, nếu là tổ chức thì phải tồn tại hoạt động vào thời điểm mở di chúc).

@Di chúc: phải do chính người để lại di sản lập ra ký tên hay điểm chỉ vào đó. Có thể nhờ người khác lập di chúc song phải ký tên điểm chỉ trước mặt của ít nhất hai người làm chứng không có quyền hay lợi ích gì liên quan, hai nhân chúng cũng phải ký tên xác nhận. Người ở trong tình trạng nguy cấp đến tính mạng có thể để lại di chúc miệng nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng không có lợi ích liên quan và hai người ngày phải ngay lập tức ghi lại cùng nhau ký tên cam đoan - Di chúc miệng sẽ hết hiệu lực nếu 3 tháng sau người đó không chết và minh mẫn trở lại.

Nội dung : Không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không được trái đạo đức xã hội; chủ thể lập di chúc phải minh mẫn sáng suốt không bị lừa dối, cưỡng bức, ép buộc.

+Những người hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc: là những người vẫn được hưởng ít nhất 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật nếu họ không được hưởng theo di chúc bao gồm : cha, mẹ, vợ , con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động để nuôi sống bản thân.

-Thừa kế theo pháp luật: Là dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người khác theo quy định của pháp luật.

@ Các trường hợp áp dụng: Không có di chúc, di chúc không có hiệu lực pháp luật, các nhân - tổ chức thừa kế theo còn tại thời điểm mở di chúc từ chối nhận di sản, người được hưởng thừa kế không có quyền được hưởng thừa kế.

@Người hưởng thừa kế theo pháp luật: các cá nhân có quan hệ hôn nhân huyết thống hay nuôi dưỡng với người để lại di sản:

---Hàng thứ nhất: Cha mẹ đẻ (nuôi), vợ (chồng), con đẻ (nuôi) của người chết.

---Hàng thứ hai: Ông (bà) nội (ngoại) anh chị em ruột của người chết.

---Hàng thứ ba: Cụ nội (ngoại) cô dì chú bác cậu ruột của người chết.

 Chỉ chia cho hàn gần nhất còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, mỗi người được hưởng thừa kế một phần tài sản bằng nhau.

**Thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người đó thì cháu sẽ được hưởng tương tự cháu chết thì chắt sẽ được hưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro