Cau 10 TTHCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

*) Tổ chức bộ máy Nhà nước là vấn đề HCM suy nghĩ rất sớm và được giải quyết tốt ngay từ đầu.

+ Bộ máy Nhà nước, HCM tổ chức là một bộ máy Nhà nước theo hướng hiện đại hoá, dân chủ, có hiệu lực. Đó là bộ máy Nhà nước mạnh mẽ, sáng suốt, hoạt động vì lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu hoạt động. Trên tư tưởng đó, HCM đã thiết kế bộ máy gồm:

- Tổ chức Quốc hội: là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Quốc hội giải quyết những vấn đề chung cho toàn quốc, xây dựng Hiến pháp và pháp luật, biểu quyết Ngân sách, chuẩn bị các hiệp ước Chính phủ kí với nước ngoài, bầu ra Chủ tịch và phó Chủ tịch nước, biểu quyết danh sách Thủ tướng và các bộ trưởng.

- Tổ chức Chính phủ: là cơ quan hành pháp và hành chính cao nhất của Nhà nước. Chính phủ hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, là trung tâm đầu não điều chỉnh mọi hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước, thực hành một số nền hành chính trên nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Tổ chức bộ máy tư pháp dân chủ, hiện đại, có hiệu lực. Toà án là cơ quan tài phán, tổ chức và hoạt động độc lập với cơ quan hành chính, khi xét xử có sự tham gia của phụ thẩm nhân dân. Quyền bào chữa biện hộ của các bị cáo được bảo đảm. Thẩm phán được Chính phủ bổ nhiệm. Khi xét xử, thẩm phán chỉ theo pháp luật, không để quyền lực can thiệp vào việc xử án.

+ Trong thực tiễn, với những nội dung tổ chức bộ máy như trên, HCM luôn căn cứ vào những điều kiện lịch sử cụ thể của từng giai đoạn Cách mạng mà vận dụng linh hoạt, nên bộ máy Nhà nước không bị trì trệ, xơ cứng, giáo điều, máy móc. Có thể nói, bộ máy Nhà nước được tổ chức theo tư tưởng HCM là một bộ máy Nhà nước hiện đại, dân chủ, có hiệu lực, cấu tạo luôn từ yêu cầu khách quan - một Nhà nước được xây dựng ở tầm văn hoá mới, chẳng những soi sáng hiện tại mà cả tương lai.

*) Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu quả được HCM quan tâm thường xuyên và ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ mới ra đời.

+ Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.

- Từ tiểu nông đi lên, muốn có ngay một Nhà nước pháp quyền là chưa thể được. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải nhấn mạnh vai trò của pháp luật, phải khẩn trương xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Nhưng không thể đề cao một chiều vai trò của pháp luật mà bỏ qua sự hỗ trợ của các yếu tố khác, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức.

- Pháp luật và đạo đức có thể kết hợp và bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước.

+ Chủ tịch HCM luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò và sức mạnh của pháp luật.

- Có thể thấy chính trị HCM là một nền chính trị đạo đức.

- Đi đôi với đạo đức, Người kịp thời ban hành luật pháp.

- Sức mạnh và hiệu quả của Nhà nước một mặt được dựa vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật, mặt khác, phải dựa vào sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức của người cầm quyền. Vì vậy, HCM đòi hỏi "cán bộ phải thực hành chữ "liêm" trước để làm kiểu mẫu cho dân".

- Từ rất sớm, HCM đã chỉ ra ba thứ "giặc nội xâm" đó là tham ô, lãng phí, quan liêu. Và nói rõ nó là bạn đồng minh của thực dân Pháp và phong kiến; phải chiến thắng nó với tư tưởng chống giặc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro