Câu 10: Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

 a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công cuả cách mạng

 Theo HCM, để đánh bại đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ mà cần phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Vì vậy, trong tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.

 Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.

 Vai trò của khối đại đoàn kết:

 Ø     Đoàn kết làm ra sức mạnh

 Ø     Đoàn kết là then chốt của thành công

 Ø     Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

 Thành công, thành công, đại thành công.

 b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc

 Đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực.

 Ngày 3.3.1951, HCM thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “ Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gốm trong 8 chữ: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc.”. Vì vậy, Người luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần lời dạy:  “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

 Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Bởi lẽ, cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng, thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc.

 2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

 a.Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

 Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, HCM đã đề cập vấn đề Dân và nhân dân một cách rõ ràng, toàn diện.

 Trong tư tưởng HCM, Dân và nhân dân vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng  nhân dân, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết dân tộc thực chất là khối đại đoàn kết toàn dân.

 HCM cho rằng: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài…Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; Ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà; Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết”. Vì vậy, Người chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp- dân tộc để tập hợp lực lượng và Người đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ CMDTDCND đến CMXHCN.

 b. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người

 Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống này được xây dựng, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước và đã trở thành cội nguồn sức mạnh của dân tộc, trong cuộc đấu tranh chống mọi thiên tai địch hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

 Theo HCM, trong mỗi con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu…cho nên, vì lợi ích cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện ở mỗi con người.

 Người cho rằng: “Trong mấy triệu người…dòng dõi tổ tiên ta. Vậy ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận thấy rằng đã là con lạc cháu hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải dùng tình nhân ái mà cảm hại họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.

 Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Vì vậy, nguyên tắc tối cao của Người là yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, tiếp nối truyền thống dân tộc “ nước lấy dân làm gốc”.

 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

 a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thông nhất

 Đại đoàn hết dân tộc trong tư tưởng HCM  là một chiến lược cách mạng và trở thành khẩu hiệu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Và nó biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.

 Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt trận dân tộc thống nhất có những nét khác nhau và tên gọi của Mặt trận dân tộc thống nhất cũng khác nhau:

 + Hội đồng phản đế đồng minh (1930)

 + Mặt trận dân chủ (1936)

 + Mặt trận nhân dân phản đế (1939)

 + Mặt trận Việt Minh (1941)

 + Mặt trận Liên Việt (1946)

 + Mặt trận dân tộc GPMNVN (1960)

 + Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( 1955à 1976)

 Song chỉ là sự phấn đấu vì mục tiêu là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

 b. Một số nguyên tắc cơ bản của Mặt trận dân tộc thống nhất

 - Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công- nông- trí, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 - Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

 - Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro