Câu 11 đến câu 19 LSNNPL

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

câu 11: khái quát về hệ thống pháp luật, triết lí cơ bản trong xây dựng áp dụng pháp luật và các đinh chế phi quan phương (các thiết chế xã hội , định chế - quy tắc điều chỉnh xã hội ) triều  vua Lê Thánh Tông, ý nghĩa lịch sử và đương đại

         Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến trunng ương tập quyền , các hoạt động lập pháp được đẩy mạnh và thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống và xã hội

        Một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm hối lộ , hoạt động  giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm

       Ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất , quy định nguyên tắc xét xử những hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu đó.

       Triều đình ban bố nhiều quy định về việc trấn áp các hành vi chống đối , làm nguy hại đến nên an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, về việc bảo vệ tôn ty, trật tự đạo đức phong kiến ở Thời vua Lê Thánh Tông phải kể đến bộ Quốc Triều Hình Luật ( bộ luật Hồng Đức) gồm 13 chương và 722 điều

       Tóm lại pháp luật thời vua Lê Thánh Tông dựa trên cơ sở những chế tài dứt khoát, có tính chất răn đe, bảo vệ quyền và lơi ích của giai cấp phong kiến bảo vệ một số lợi ích của nhân dân….

Câu 12:Quốc Triều Hình Luật ( bộ luật Hồng Đức ) tính chất , phạm vi điều chỉnh , cơ sở tư tưởng, nguyên tắc cơ bản

a) tính chất :

là bộ luật tổng hợp bởi phạm vi và những vấn đề mà nó điều chỉnh và đề cập tới rất rộng, phong phú và phức tạp. bộ luật là một phức hợp của nhiều những quy phạm thuộc nhiều ngành luật  khoa học pháp lý

b) phạm vi điều chỉnh

Hình Sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng…và 1 số lĩnh vực khác

c) cơ sở tư tưởng :

luật Hồng Đức là bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo

d) nguyên tắc cơ bản

Tập trung bảo vệ quyền thống trị độc tôn của giai cấp địa chủ phong kiến mà người đại diện cao nhất là vua,

Những đặc quyền đặc lợi của vua và hoàng tộc, của quan lại và giai cấp thống trị

Đặc biệt trong một trừng mực nhất định bộ luật cũng chú ý đến quyền lợi của phụ nữ, đến  các dân tộc thiểu số

Phản ánh truyền thống nhân đạo, tư tưởng lấy dân làm gốc, lấy làng xã làm nền tảng

Câu 13:Khái quát về các chế định cơ bản ( các lĩnh vực điều chỉnh cơ bản ) của QTHL

* Dân sự:

 Sở hữu và hợp đồng

Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ).

Thừa kế

 - Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ.

- Các quan hệ thừa kế theo di chúc (các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388.

Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai

- Bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng.

1.     Trách nhiệm dân sự

Luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm dân sự của các bên tham gia quan hệ, với những nội dung khá chặt chẽ, cụ thể.

* Các quy định hình sự

1.Các nguyên tắc chủ đạo

Hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo, bao trùm toàn bộ nội dung của bộ luật. Các nguyên tắc hình sự chủ yếu của nó là:

Vô luật bất thành hình

Chiếu

Chuộc tội bằng tiền

Trách nhiệm hình sự : trong đó đề cập tới quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay cho người khác.

Miễn, giảm trách nhiệm hình sự

Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu

2.Tội phạm

Phân loại theo hình phạt (ngũ hình và các hình phạt khác)

Theo sự vô ý hay cố ý phạm tội

Theo âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội

Tính chất đồng phạm

+ Các nhóm tội cụ thể

Thập ác: Là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:

Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội tổ quốc-điều 412), đại bất kính (430, 431).

Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân-gia đình: ác nghịch (điều 416), bất hiếu (nhiều điều, chẳng hạn điều 475), bất mục, bất nghĩa, nội loạn.

Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo (420 và 421).

Các nhóm tội phạm khác: bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể của vua, nghi lễ cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, thể thức nghi lễ triều đình, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân sự, xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm chế độ hôn nhân-gia đình, các tội tình dục, các tội xâm phạm chế độ tư pháp v.v

3.Hình phạt

       Quan niệm về hình phạt trong bộ luật khá chi tiết nhưng cứng nhắc với khung hình phạt thường là cố định, tuy rằng có tính đến các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ (điều 41).

Các hình phạt cụ thể có ngũ hình và các hình phạt khác.

*Ngũ hình

       Ngũ hình được quy định tại điều 1 và bao gồm: xuy (đánh bằng roi), trượng(đánh bằng gậy), đồ, lưu (lưu đày đi nơi xa), tử (giết chết).

*Các hình phạt khác

Ngoài ngũ hình, luật Hồng Đức còn áp dụng các hình phạt khác như:

Biếm tư (điều 27, 46) bao gồm các bậc từ 1 đến 5 tư nhưng có quy định cho chuộc tội biếm bằng tiền theo điều 22. Biếm tư có thể được hiểu như một hình thức làm hạ thấp tư cách của người bị phạt. Ngoài ra người bị phạt biếm tư còn phải chịu hình phạt đánh roi (xuy hoặc trượng).

Phạt tiền (điều 26) có 3 bậc: 300-500 quan, 60-200 quan và 5-50 quan. Ngoài ra còn có quy định về tiền bồi thường tang vật (điều 28), tiền đền mạng (điều 29).

Tịch thu tài sản có 2 bậc là tịch thu toàn bộ gia sản (nặng theo điều 426, 430) và tịch thu một phần tài sản (nhẹ, các điều 88, 523)

Thích chữ vào cổ hoặc mặt: Được áp dụng như là hình phạt phụ đối với các tội lưu, đồ, trượng, xuy.

Xung vợ con làm nô tỳ. Chỉ áp dụng đối với các tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn trong thập ác (điều 411, 412).

*Các quy định trong hôn nhân-gia đình

        Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội-gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ.

1.Hôn nhân

       Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hôn).

2.Kết hôn

       Trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là:

- có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314)

- không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319)

- cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317)

- cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318)

- cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thày (điều 324)

- với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339.

       Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn. Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315, 322), cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn.

3.Chấm dứt hôn nhân

        Luật Hồng Đức quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong người đã chết, ly hôn.

Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:

1.      Buộc phải ly hôn (các điều 317, 318, 323, 324, 334) do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết hôn.

2.      Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp.

3.      Ly hôn do lỗi của người chồng: Điều 308 qui định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng ) thì mất vợ".

4.Quan hệ gia đình

        Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ).

* Các quy định tố tụng

        Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng luật Hồng Đức đã thể hiện một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:

Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền

Thủ tục tố tụng như đơn kiện- đơn tố cáo , thủ tục tra khảo, thủ tục xử án, phương pháp xử án, thủ tục bắt, một tình huống cụ thể. Điều này khiến qui phạm trở nên rõ ràng với người dân.

      Bộ luật Hồng Đức có cách qui định chế tài dưới dạng chế tài cố định. Với mỗi một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể tương ứng; mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ ràng.

Câu 14 :Sự thể hiện các quan điểm cơ bản của nho giáo trong QTHL

         Các vua nhà Lê, kể từ vua Lê Thái Tổ (1428-1433) sau khi lên ngôi đều đề cao Nho học. Thời Lê đặc biệt là dưới thời cai trị của vua Lê Thánh Tông được đánh giá là thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam vì thoả mãn 3 yếu tố: có một vị minh quân; hệ thống quan lại có tài và có đức; và có một hệ thống pháp luật nghiêm minh. Đây là một thời kỳ dài nhà nước rất mạnh, về lợi ích dân tộc duy trì một khoảng thời gian rất dài vắng bóng xâm lược, từ năm 1427 - 1789 không có chiến tranh, đủ sức để mở rộng cương vực về phía Nam.

-  Quốc Triều Hình Luật đã thể chế quan điểm chính danh của Nho giáo nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là tư vấn, phụ tá và thực thi quyền lực của nhà vua theo đúng cương vị của mình. Về lĩnh vực hành chính, những điều khoản về chế độ công vụ, quản lý hộ khẩu, đất đai được tập trung chủ yếu trong chương Vi chế, chương Hộ hôn, chương Điền sản, chương Tạp luật. Điều 103 qui định quan lại có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với nhà vua ở cương vị bề tôi như: nghĩa vụ tôn kính nhà vua (Điều 102, 125, 126...); Nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của nhà vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng (Điều 119, 122, 123); Nghĩa vụ phải làm tròn bổn phận ở cương vị được giao và không vượt quá chức phận (Điều 121, 124, 174, 326, 521).

- Quốc Triều Hình Luật qui định nghiêm ngặt các nghi thức tế lễ trong triều ở Điều 104, 105, 106, 108, 109 và trừng phạt những hành vi bất kính với nhà vua ở Điều 118, 125, 126, 136; trừng phạt những hành vi tiếm lễ xâm hại đến đặc quyền chỉ thuộc về nhà vua ở Điều 114, 135 nhằm bảo vệ và đề cao lễ vua tôi.

- Vượt lên những hạn chế về tính giai cấp, căn cứ vào hiệu quả thực tế của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ cho thấy nhà Lê, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được một bộ máy hoàn bị nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, phát huy được sức mạnh tập thể - một bộ máy mà trên dưới đồng lòng, vua ra vua – bề tôi ra bề tôi.

Câu 15:Tính dân tộc của QTHL

-Phong tục tập quán là nguồn luật rất quan trọng của QTHL: Các hương ước là phong tục tập quán được Nhà nước thừa nhận và ghi nhận trong pháp luật thành văn. Các nhà làm luật triều Lê đã tiếp thu các giá trị văn hoá của dân tộc thông qua các phong tục tập quán vốn có từ lâu đời và đang được thực hiện trong cuộc sống của quần chúng nhân dân, đưa chúng vào hệ thống PL của triều đình. Việc áp dụng các phong tục tập quán như vậy đã làm cho các điều khoản của bộ luật phù hợp, sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện do đó có tính khả thi cao.

- QTHL là pháp luật hướng Nho nhưng có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của nước ta: triều đình đã nhận thức rõ sức mạnh của quần chúng nhân dân đối với sự vững mạnh của xã tắc, sự thịnh suy của triều đình. Việc áp dụng các phong tục tập quán trong nhiều trường hợp là có lợi cho sự vững mạnh của triềi đình. Mặt khác, đối với các phong tục truyền thống liên quan đến kinh tế, sở hữu, thừa kế thì sự thay đổi không hề đơn giản. Những nhân tố đó ảnh hưởng, chi phối đời sống hằng ngày của dân chúng và gắn vó chặt chẽ với các phong tục tập quán khác như hôn nhân, thờ cúng tổ tiên. Việc thay đổi các phong tục đó có thể vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân và đó là điều không có lợi cho sự vững mạnh của triều đình. Phong tục tập quán được áp dụng trong nhiều trường hợp.

- QTHL còn tiếp thu truyền thống tôn trọng người phụ nữ của dân tộc ta: QTHL thừa nhận quyền ly hôn của người vợ trong một số trường hợp nhất định, thừa nhận quyền có tài sản riêng của người phụ nữ, QTHL còn có quy định về tam bất khứ…

- QTHL còn tiếp thu truyền thống con cháu được quyền ra ở riêng khi cha mẹ còn sống. Theo PL TQ đây là tội đại bất hiếu. Tuy nhiên, PL triều Lê chấp nhận điều đó.Do sự kết hợp các phong tục tập quán lâu đời của VN với đạo đức Nho giáo, hoà nhập chúng vào hệ thống pháp luật của triều đình mà mối quan hệ cha mẹ và con cái trong QTHL không có tính chất tuyệt đối phục tùng, tuyệt đối định đoạt như Nho Giáo.

CÂU 16: . Đặc trưng cơ bản về quan chế trong QTHL, ( tập trung ở trách nhiệm pháp lý, đạo đức – chính trị ), giá trị kế thừa……

* Đặc trưng về quan chế

-         Bộ luật có nhiều quy định nhằm hạn chế và xử phạtnhững hành vi tham nhũng của quan lại và gián tiếp bảo vệ quyền lợi của một số người dân.

-         Bộ luật có tới 107 điều quy định và điều chỉnh những hành vi không được phép đối với quan lại:

Ví dụ:

Điều 24(chương VI) tội gian dối, Điều 42 (chương VI) tội ăn hối lộ, Điều 43 (chương VI) tội lạm quyền...

-         Quan hệ giữa Vua tôi rất được chú trọng. Quan lại luôn phải phục tùng, giữ phép tắc với Vua

Ví dụ: Điều 29, 30,40...

Gía trị kế thừa

-         Quy định chặt chẽ, xử lý nghiêm minh đối với tình trạng qua tham những, lộng quyền, ăn hối lộ. Đặc biệt trong hiện trạng của Việt Nam hiện nay ^^

*giá trị kế thừa:

-         tuyển chọn đội ngũ nhân viên cán bộ có trình độ học vấn và đạo đức để xử lí công việc của nhân dân

-         Quyền hạn luôn đi kèm với nghĩa vụ, nhà nước ta hoạt động theo nguyên tắc tập trung quyền lực nhưng mang tính chủ yếu chứ không hoàn toàn từ đó tạo được sự năng động sáng tạo của cấp dưới, đồng thời thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về việc làm của cấp dưới…

CÂU 17: Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong QTHL

-         Các nhóm yếu thế trong xã hội là: người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật

-         Đối với những nhóm người này Bộ luật có những quy định mang tính nhân văn:bảo vệ người già, trẻ em, giúp đỡ người tàn tật. Đối với những người này mức phạt lúc nào ucng thấp hơn hoặc không phải chịu hình phạt.

            +Điều 16: quy định những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những người bị phế tật từ tội lưu trở xuống cho chuộc tội bằng tiền....

            + Điều 17: phạm tội khi chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới phát giác thì xử tội theo luật già cả tàn tật......Khi còn bé nhỏ phạm tội mà khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật khi còn nhỏ.

-         Đối vơi những người phụ nữ: mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo trọng nam khinh nữ, tuy nhiên bộ luật Hồng Đức đã có một phần nào chú ý đến quyền lợi và thân phận của người phụ nữ.

+Ví dụ: trong hôn nhân pháp luật nghiêm cấm và có nhưngc hình phạt đối với hành vi lừa gạt để kết hôn, nhưng hình phạt của nhà trai nặng hơn nhà gái. Hoặc nếu người chồng bỏ lửng vợ nửa thàng không qua lại thì mất vợ...

ðMang tính nhân đạo, tiến bộ. Tuy nhiên thân phận ngừoi phụ nữ vẫn chưa thật sự được coi trọng và chưa được bảo vệ đúng mức.

+ Vẫn bảo vệ chế độ gia tộc phụ qyền, hôn nhân không tự do. Một người đàn ông có thể năm thê bảy thiếp nhưng gái chính chuyên thì chỉ có 1 chồng.

CÂU 18: Vấn đề nữ quyền trong QTHL :

      Tính đặc thù của "Quốc triều hình luật" thể hiện rõ trong hai chương "Hộ hôn" và "Điền sản". Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ - điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm. Có 53/722 điều luật bàn về hôn nhân - gia đình; 30/722 điều luật bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình. 

        Người vợ, trên lý thuyết, bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng. Nhưng trên thực tế, địa vị của người vợ - chồng thay đổi nhiều tùy thuộc theo vị trí xã hội và kinh tế của họ. Cũng giống như chồng, người phụ nữ Việt Nam xưa có tài sản riêng và tham gia các hoạt động kinh tế. Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc. Trong lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam, "không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà"(1). Điều 23 trong "Quốc triều hình luât" quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng. Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội. 

        Trong hôn nhân, người phụ nữ cũng có thể yêu cầu ly hôn (đâm đơn kiện). 

         Điều 322 - "Quốc triều hình luật" ghi: "Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ", nếu "con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị". Trong gia đình người vợ tương đối bình quyền với người chồng và do đó, hôn nhân không được coi là sự chuyển giao hoàn toàn cô gái từ gia đình bên nội của mình sang gia đình chồng như ở Trung Quốc. Không những thế, luật pháp còn bảo vệ người phụ nữ. Họ được phép đến nhà đương chức xin ly hôn trong trường hợp chồng không chăm nom, săn sóc vợ trong 5 tháng (1 năm - nếu vợ đã có con). Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn. Nghĩa là, người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì người vợ cũng không buộc phải làm tròn bổn phận của mình. Quy định này không có trong bất kỳ bộ luật nào của Trung Quốc cũng như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê. Ngay cả khi luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan, điều 310 quy định "Vợ, nàng dâu đã phạm vào điều "thất xuất" mà người chồng ẩn nhẫn không bỏ thì phải tội biếm tùy theo nặng nhẹ". Tuy nhiên, sẽ không thể ly hôn được nếu như khi phạm vào điều thất xuất người vợ đang ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): đã để tang nhà chồng 3 năm; khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về. Đồng thời, khi hai bên vợ chồng đang có tang cha mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không được đặt ra. Khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con. Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằng. Vậy là, bên cạnh sự ưng thuận của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến. 

       Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm. 

       Thông thường, nếu ly hôn không do lỗi của người vợ thì phần tài sản riêng (gồm cả điền sản và tư trang), người vợ có quyền mang về nhà mình. Trong trường hợp có lỗi; thường thì tự ý người vợ không đem theo tài sản hoặc trong một vài trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho chồng, "người vợ mà đi gian dâm, tài sản phải trả về cho chồng"(2). 

       Ngoài ra, việc phân chia và thừa kế tài sản còn tùy thuộc vào việc vợ chồng có con hay không có con. Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375 và 376 (Quốc triều hình luật). Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người. 

       Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ). Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ/chồng chết, thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng. 

       Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. "Quốc triều hình luật" không nhắc tới động sản, chỉ đề cập tới điền sản, theo Vũ Văn Mẫu: "Điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị". Song trong "Hồng Đức thiện chính thư" (điều 258-259) đã không gạt hẳn các động sản ra ngoài thừa kế. "Đến như nhà cửa chỉ có thể chia làm hai, người sống được một phần làm chỗ ở, người chết được một phần làm nơi tế lễ". "Còn đến của nổi, phải để cung vào việc tế tự và theo lệ dân trả nợ miệng, còn thừa bao nhiêu cũng chia cho vợ con". "Của nổi" ở đây được hiểu là vàng, bạc, lụa, vải, thóc lúa, giường chiếu, đồ sứ, mâm thau... Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra. 

       Trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai - con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con (điều 388); "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" (điều 391). "Ruộng hương hỏa giao cho con trai, cháu trai, nếu không có thì giao cho cháu gái ngành trưởng". 

        Về việc áp dụng hình phạt "ngũ hình" (3), có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà: không áp dụng hình phạt "trượng" cho đàn bà và áp dụng riêng từng loại tội "đồ" cho đàn ông và đàn bà (điều 1 - Quốc triều hình luật). 

Câu 19: sự thể hiện chính sách ruộng đất , nông nghiệp , nông thôn trong Quốc Triều Hình luật ( QTHL)

- Ruộng đất 

+ Bộ luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ chế độ phong kiến ở thời kỳ phát triển , do vậy phần quan trọng của lĩnh vực dân sự là những quy định về chế độ tư hữu ruộng đất 

+ trong điều 342, 382, 383, 384 luật đã quy định và điều chỉnh các quan hệ trong việc mua bán cầm cố và thừa kế ruộng đất . việc mua bán được thể hiện khi 2 bên tự nguyện và cùng ký kết vào một bản hợp đồng .

+ các điều luật nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho ruộng đất phát triển ( ví dụ : cấm hành vi chiếm đoạt và tranh giành ruộng đất ...)

- Nông nghiệp 

+ có quy định đã tập trung bảo vệ tư liệu sản xuất hay slđ trong sản xuất nông nghiệp , khiến khích phát triển kinh tế

VD: trừng phạt nặng hành vi phá hoại đê điều ( Đ 596) chặt phá cây cối và lúa má của người khác ( Đ601) tự tiện giết trâu ngựa ( đ 586) thả trâu ngựa phá hoại hoa màu của nông dân (Đ 581)

- Nông dân

+ bảo vệ quyền lọi của nông dân

+ hạn chế sự ức hiếp của quan lại với nông dân 

VD: Ức hiếp mua ruộng đất của người khác ( đ 357) chặt phá cây cối lúa má của người khác (đ 601)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro