Câu 12: Đặc điểm mô bệnh học của tôm thể chân trắng bị bệnh taura

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 12: Đặc điểm mô bệnh học của tôm thể chân trắng bị bệnh taura

Tác nhân gây bệnh: Do virus thuộc giống Picornavirus nằm trong họ Picornaviridae. Virus này có dạng hình cầu, 20 mặt, kích thươc 30-32 nm, acid nucleic là ARN kích thước phân tử là 10.2 Kb

Tổn thương đại thể:

- Thời kỳ cấp tính: Tỷ lệ chết 40-90%. Khi bị bệnh có thể thấy sự chuyển màu đỏ nhợt, đặc biệt là chân bơi. Sự thay đổi màu là do sự phình to của sắc tố trong tế bòa biểu bì vỏ. Sự dày mọng của các mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm, là dấu hiệu đầu tiên của hoại tử cục bộ. Tôm còn 1 số triệu chứng khác như mềm vỏ, ruột rỗng và thường chết khi lột xác.

- Thời kỳ chuyển tiếp: Diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng cũng thể hiện 1 số dấu hiệu: Có những điểm bị tổn thương màu nâu, đen trên vỏ kitin, màu đên là của sắc tố melamin, la sản phảm cuối cùng của cơ chế miễn dịch tự nhiên ở tôm. Có thể có hoặc không có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu ở các phần phụ. Tôm ở thời kỳ này vẫn có thể bắt mồi bình thường

- Thời kỳ mạn tính: Tôm sống sót qua thời kỳ cấp tính và thời kỳ chuyển tiếp, thì sẽ bước sang thời kỳ mạn tính. Thời kỳ này có thể kéo dài cho đến cuối đời của những con tôm bị bệnh.Tôm ở thời kỳ mạn tính sau vài lần lột xác, cơ thể trở lại bình thường, các dấu hiệu bệnh ở thời kỳ trước biến mất nhưng trong cơ thể tôm vẫn mang virus gây bệnh. Tuy nhiên, không có dấu hiệu đặc thù. Nếu tôm mang mầm bệnh thành thục, khi tham gia sinh sản có thể di truyền virus gây bệnh taura cho đàn ấu trùng

Tổn thương vi thể

- Tổn thương vi thể của hội chứng taura cho thấy trên những lát cắt mô thể hiên các vùng bị hoại tử trên biểu mô vỏ kitin, trên bề mặt cơ thể, phần phụ, mang, ruột sau, dạ dày, mô lien kết, cơ vân và biểu mô. Các vết thương ở biểu mô dưới vỏ chứa một đám tb có nguyên sinh chất bắt màu Eosin ko bình thường, nhân tb kết đặc, vỡ và thoái hóa. ở pha cấp tính và pha chuyển tiếp, trong mô có một số cơ quan có sự xuất hiện các thể vùi hình cầu, kích thước 1-20µm , bắt màu trung gian giữa màu hồng Eosin và màu tím của Hematoxilin. Ngoài ra còn còn có sự hiện diện của các tb vi khuẩn dạng que. Một số dấu hiệu khác thể hiện bệnh taura ở thời kỳ cấp tính, đólà sự có mặt của tb máu hay các dạng tb khác của phản ứng miễn dịch trong phần mô bị hoại tử

- Trong thời kỳ chuyển tiếp cua bệnh TSV, những dấu hiệu ở biểu bì giai đoạn cấp tính dần được thay thế bằng sự xâm nhiễm và tích tụ của các tb máu. Sự tích tự của các tb máu có thể bắt màu từ vùng mô bị melamin hóa, thành các đốm nâu, đen đó là đặc trưng của giai đoạn chuyển tiếp bệnh. Những dấu hiệu ăn mòn vỏ kitin, thấy rỏ sự xâm nhập của vi khuẩn Vibrio spp, là tác nhân cơ hội trong hội chứng taura

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dragon9x