Câu 12. Độc tính HCN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1Acid cyanhydric : làm liệt hô hấp tế bào do tác dụng của enzyme cytocromoxydase và men đỏ Warburg. Do oxy không được sử dụng nên máu của tim mạch vẫn đỏ tươi, mà bệnh nhân vẫn bị ngạt.

2.Liều độc : qua đường hô hấp với nồng độ 0,3mg/l gây chết ngay ; 0,12 – 0,15mg/l gây chết sau 30’-1h. Qua đường tiêu hóa liều chết là 1mg/kg cơ thể. Muối KCN có LD50 cho người lớn là 0,15-0,25g. Nồng độ tối đa cho phép tiếp xúc nhiều lần trong không khí là 10ml/m3 hoặc 11mg/m3 ở 20C.

Ngộ độc cấp cyanid xảy ra rất nhanh chóng. Trung tâm hành tủy bị liệt nạn nhân kêu lên và ngã ra bất tỉnh,cứng gáy thở ngắt quãng rồi ngừng thở. Sau 1-2’ thì ngừng tim.

Nếu lượng cianid ít hơn thì gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Cảm giác lo lắng sợ hãi nhưng vẫn tỉnh sau đó xuất hiện trạng thái nhiễm độc thần kinh, co giật, giãn đồng tử cuối cùng nhịp thở chậm dần, tim đập rời rạc chân tay lạnh. Nạn nhân chết trong vòng 30’.

1.         Xử lý ngộ độc cấp:

Nếu ngộ độc do hơi độc thì phải đeo mặt lạ phòng độc đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc.

+ Làm hô hấp nhân tạo

+ Tiêm NaNO2 vào tĩnh mạch ( dung dịch 2% liều ko quá 1,5g)

+ Tiêm dưới da 5mldung dịch xanhmethylen 1% pha trong dung dịch glucose 30%.

-Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa thì gây nôn bằng aponorphin hoặc súc rửa dạ dày bằng KMnO4 0,2%.

-Đối với động vật chúng không có các enzyme phaseosaponin như người để thủy phân các cyanogen giải phóng HCN gây độc cho cơ thể vì vậy động vật có thể ăn các loại thực vật có chứa các cyanogen vẫn không bị ngộ độc.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro