Câu 12: Phân loại Mô liên kết mềm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 12: Phân loại Mô liên kết mềm? Ví dụ và chức năng từng loại?

Trong cơ thể, mô liên kết mềm là loại mô phổ biến và có nhiều chức năng quan trọng. Trong mô liên kết mềm có nhiều mạch máu và thần kinh.

Mô liên kết mềm gồm có: chất gian bào (chiếm khoảng 62% nước và các muối vô cơ tạo thành dịch mô), các dạng sợi (sợi collagene, sợi elastic) và các loại tế bào (tế bào sợi, tương bào, tế bào mỡ...).

Mô liên kết mềm (chất cơ bản ở dạng lỏng hay bán lỏng) có 5 loại:

 Mô liên kết thưa:

■ Tế bào trong mô liên kết thưa chủ yếu là tế bào sợi, mô bào, các sợi liên kết có sợi collagene và sợi elastic.

■ Mô liên kết thưa dự trữ nước, có chứa histamine và heparine, có các tế bào sắc tố chứa sắc tố.

■ Phân bố ở dưới da, xen kẽ các nội quan, quanh mạch máu và bạch huyết, vách thần kinh và cơ...

■ Màng bụng, màng phổi, màng tim là những lớp mỏng mô liên kết thưa, được lợp bởi một lớp biểu mô phủ đơn, dẹt, gọi là lớp trung biểu mô.

 Mô liên kết dạng lưới:

■ Được tạo thành bởi nhiều tế bào võng nối với nhau thành lưới dựa trên một lưới sợi võng. Các sợi lưới phân nhánh mịn.

■ Mô liên kết dạng lưới tạo thành nền của các cơ quan tạo huyết: tủy xương, hạch bạch huyết... Hoặc ở các vách xơ của gan, lõi lông nhung tử cung, niêm mạc ruột...

 Mô mỡ:

■ Có nguồn gốc chủ yếu từ mô liên kết thưa do các nguyên bào mỡ tạo thành. Các nguyên bào mỡ tổng hợp và tích lũy đầy lipid ở trong làm cho tế bào căng phồng lên, nhân bị ép sang một bên.

■ Mô mỡ là nơi dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể dưới dạng triglyceride.

■ Ở nhiều nơi trong cơ thể, mô mỡ làm nhiệm vụ chống đỡ cơ học. Lớp mỡ dưới da là lớp đệm giữ hình thể mặt ngoài cơ thể.

 Mô nhầy:

■ Chất cơ bản dạng keo lỏng, các sợi collagene xếp thành từng bó lượn sóng, nguyên bào sợi dạng hình sao tạo thành mạng chứa nhiều glycogene.

■ Chất gian bào phong phú, mềm và quánh đặc, trong đó có vùi những sợi collagene, không có sợi võng và sợi chun. Mô nhầy chỉ tồn tại ở tủy răng người trưởng thành.

■ Mô nhầy thường thấy trong cơ thể phôi thai, đặc biệt là dưới da và trong dây rốn (chất đông Wharton).

 Mô hạt:

■ Mô hạt chỉ xuất hiện khi bị nhiễm khuẩn hoặc bị tổn thương. Nó có nguồn gốc từ mô liên kết thừa (vd: mụn nhọt dưới da).

■ Biểu hiện lâm sàng: sưng, nóng, đỏ, đau. Khi đó có nhiều loại tế bào tập trung đến chỗ bị viêm (lymphocytes, monocytes, plasmocytes, mastocytes...) để bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn. Khi lành bệnh (hoàn thành việc tái sinh hàn gắn vết thương) thì không còn mô hạt nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro