Câu 12: Văn Hóa.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 12: Văn Hóa. Nền VH mà nhà nước chủ trương xd. Liên hệ vs đời sống văn hóa nước ta trong tk hội nhập. Hạn chế và tích cực.

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa là 1 hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con ng cùng thống nhất vs nhau trog quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo. Nó dc bảo tồn và chuyển hóa cho nhg thế hệ nối tiếp theo sau.

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Vai trò:

-          Là cơ sở XH hóa các cá nhân: văn hóa dc thể hiện là nhg nhận thức của mỗi ng để đảm bảo sự hòa đồng của các cá nhân vào XH chung và năng lực lđ của các cá nhân để đảm bảo đời sống của chính họ, Con ng ko thẻ tồn tại nếu tách rời tự nhiên cũng như con ng ko thực sự là ng nếu tách rời môi trường văn hòa. R.E.Park: “Con ng ko sinh ra là ng ngay mà trở thành ng trog quá trình giáo dục.”

-          Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế: Toàn bộ các yếu tố văn hóa (tài sản hữu hình và tài sản vô hình) đc biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế là các cơ sở vật chất dùng cho quá trình  kinh doanh và năng lực lao động của con ng, là cơ sở cho quá trình phát triển kinh tế, XH: Nền văn hóa phát triển cao đồng nghĩa vs ng lđ có năng lực cao. Do vậy xây dựng, phát triển nền VH là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.

-          VH là nền tảng tinh thần của XH: vừa là mục tiêu, vừa là động lực thú đẩy sự phát triển kinh tế, XH. Các giá trị văn hóa tạo nên nền tảng vững chắc của XH đó là nền tảng tinh thần. Cái nền tảng đó tạo nên giá trị làm ng, tạo nên sức mạnh ghê gớm của dân tộc, giúp dân tộc vượt qua thách thức bạo tàn của thiên nhiên và giạc ngoại xâm. Cho thấy tinh thần đoàn kết mạnh mẽ trog chiến tranh và xd đất nước.

-          VH vs việc hoàn thiện con ng và SHL VH là cơ sở hình thành nhân cách cá nhân. CÁc cá nhân tiếp cận nền văn hóa và trở thành con ng XH. Con ng ngày càng hiểu biết đc đầy đủ quy luật vận động của tự nhiên, XH và bản thân. Từ đó họ luôn làm chủ mình trog mọi tình huống.

-          VH vs vấn đề hội nhập quốc tế. Thông qua giao lưu vh xh quốc tế, các nền vh chắt lọc nhg tinh tú vh của nhau và ứng dụng vào nền vh của mình. Hội nhập quốc tế là cơ hội tốt nhất cho nền vh giao lưu và học hỏi lẫn nhau để đưa thế giới lên nền văn minh ngày càng cao.

Tích cực:

- Tư tưởng, đạo đức và lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều giá trị mới về văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và nhân rộng, phát huy tính dân chủ trong xã hội; Thế hệ trẻ hăng hái tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, thể hiện mạnh mẽ ý chí vươn lên, lập thân, lập nghiệp để phát triển đất nước. Cuộc vận động Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các phong trào thi đua yêu nước ngày càng được mở rộng và từng bước đi vào thực chất trong đời sống xã hội. 

- Công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc đã đạt được nhiều tiến bộ. Nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị, các nghệ nhân được tôn vinh, công tác xã hội hoá được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Cả nước hiện có 127 bảo tàng; có hơn 4 vạn di tích đã được kiểm kê; 11 di sản được UNESCO vinh danh là di sản thế giới (trong đó có 6 di sản văn hoá vật thể và 5 di sản văn hoá phi vật thể). 

- Lĩnh vực văn hoá các dân tộc thiểu số, văn học nghệ thuật, giao lưu và hợp tác văn hóa quốc tế, xây dựng thể chế văn hóa, các lĩnh vực gắn bó mật thiết với văn hóa như giáo dục, khoa học, công nghệ, thông tin đại chúng... đều đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, dần loại bỏ những sự lỗi thời, lạc hậu. 

Hạn chế: 

Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, coi thường pháp luật… những biểu hiện “thương mại hóa", xu hướng vọng ngoại, lai căng, xa rời bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc ở một bộ phận chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu. Những sáng tạo văn học nghệ thuật mới có giá trị nghệ thuật cao chưa nhiều.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro