cau 13 14 15

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13: Nguyên tắc tập trung dân chủ:

·            Bản chất: là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các cá nhân, các cấp ql trong hệ thống. nó là nguyên tắc cơ bản để tổ chức và điều hành họat động của mọi cơ quan NN và mọi tổ chức KT

·            Nội dung: tập trung và dân chủ là 2 mặt của 1 thể thống nhất.. tập trung có nghĩa là thống nhất ql từ 1 trung tâm. Dân chủ có nghĩa là tôn trong quyền chủ động sáng tạo của tập thể và cá nhân ng lđ trong hoạt động sx kd. Nội dung của nguyên tắc là phải đảm bảo mối liên hệ chặt chữ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ. Dân chủ phải đc thực hiện trong khuân khổ tập trung.

Trong qly KT, nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo sự thống nhất quản lý của NN đối vs các hoạt động kt thông qua vai trò điều tiết của NN.

-             Yếu tố tập trung đc thể hiện qua 3 mặt:

+  Phân bố các nguyền lực trong hệ thống một cách có hiệu quả.

+  Phân phối một cách công bằng các sản phẩm làm ra.

+  Đảm vào sự ổn định và tăng trưởng kt

-             Yếu tố dân chủ đc thể hiện qua 3 mặt:

+  Đảm bảo sự cân đối đồng bộ toàn bộ nền kt, các ngành, các doanh nghiệp và các thành phần kt.

+  Bảo đảm quyền tự do kd của các dn.

+  Bảo đảm dân chủ trong công tác quản lý kt, thu hút đông đỏa quần chúng tham gia vào các hđong qly.

Câu 14:  Khái niệm, vai trò, yêu cầu và phân loại thông tin kinh tế?

·            Khái niệm:  thông tin là những tri thức đc sử dụng để định hướng, tác dông tích cực và để điều khiển nhằm duy trì tính đặc thù về bản chất, hoàn thiện và pt hệ thống.

ð  Thông tin quản lý là hệ thống tri thức đc thu thập và xử lý để phục vụ cho vc ban hành, tổ chức thực hiện và kt đánh giá quyết định ql.

·            Vai trò:

-             Vai trò của thông tin trong việc lập kế hoạch và ra quyết định

Lập kế hoạch và ra quyết định là công việc phức tạp và khó khăn nhưng nólại có ý nghĩa tiên quyết đối với các nhà quản lý. Để có được những kế hoạch vànhững quyết định đúng đắn, các nhà quản lý cần rất nhiều thông tin. Nhờ có thôngtin mà các nhà quản lý có thể giải quyết đúng đắn và hiệu quả

-             Vai trò của thông tin trong công tác tổ chức

 Nhận thức các vấn đề liên quan tới việc thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức, phân công phân nhiệm và giao quyền

Xây dựng các phương án để bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân lực và phân bổcác nguồn lực khác

-             Vai trò của thông tin trong công tác lãnh đạo

Nhận thức các vấn đề liên quan tới động cơ thúc đẩy nhân viên

Cung cấp các dữ liệu để làm cơ sở cho việc xây dựng nội quy, quy chế vàchính sách của tổ chức

-              Vai trò của thông tin trong công tác kiểm tra

+ Nhận thức vấn đề cần phải kiểm tra

+ Cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng các tiêu chuẩn

+ Xây dựng các phương án để đo lường và các giải pháp sửa chữa sai lầmcủa chủ thể

 Như vậy, có thể thấy rằng thông tin là mạch máu liên kết toàn bộ các chứcnăng của quy trình quản lý, là nhân tố không thể thiếu để xây dựng, triển khai thựchiện và kiểm tra đánh giá các quyết định quản lý. Thông tin là cầu nối giữa tổ chứcvới môi trường

·            Phân loại:

- Căn cứ vào mức độ xử lý thông tin

+ Thông tin ban đầu

Thông tin ban đầu là những thông tin chưa được xử lý để phục vụ cho hoạtđộng quản lý, nhưng nó có thể là một thông tin đã được xử lý ở phương diện khácvới mục đích khác.

+ Thông tin trung gian

Thông tin trung gian là loại thông tin đã được xử lý nhưng mới ở mức sơ cấp. Vì vậy, các nhà quản lý phải cẩn trọng trong việc xử lý các thông tin này để phục vụ cho hoạt động quản lý.

+ Thông tin cuối cùng

Thông tin cuối cùng là thông tin đã được xử lý một cách triệt để và có thểđược sử dụng cho hoạt động quản lý.

- Căn cứ vào mức độ phản ánh của thông tin

+ Thông tin đầy đủ (Thông tin tổng thể)Thông tin đầy đủ là thông tin về chỉnh thể đối tượng và đã được xử lý.

+ Thông tin không đầy đủ (Thông tin bộ phận)Thông tin không đầy đủ là thông tin về một mặt, một khía cạnh của đốitượng.

- Căn cứ vào tính pháp lý của thông tin

+ Thông tin chính thứcThông tin chính thức là thông tin được công bố bởi những cấp quản lý xácđịnh trong tổ chức.

+ Thông tin phi chính thứcThông tin phi chính thức là những thông tin không phải do những người cótrách nhiệm trong tổ chức công bố.

- Căn cứ vào chức năng của quy trình quản lý:

+ Thông tin phục vụ quá trình lập kế hoạch và ra quyết định

+ Thông tin phục vụ công tác tổ chức

+ Thông tin phục vụ công tác lãnh đạo

                + Thông tin phục vụ công tác kiểm tra

              - Căn cứ hướng chuyển động của thông tin:

+ Thông tin theo chiều dọc

Thông tin theo chiều dọc là thông tin từ cấp trên chuyển xuống cấp dưới vàcấp dưới chuyển lên cấp trên trong một tổ chức và của quan hệ giữa tổ chức cấptrên và tổ chức cấp dưới.

+ Thông tin theo chiều ngang

Thông tin theo chiều ngang là thông tin giữa các cấp quản lý đồng cấp vàgiữa những người bị quản lý với nhau.

- Căn cứ vào nội dung của các lĩnh vực liên quan tới hoạt động quản lý

+ Thông tin kinh tế, thông tin tài chính.v..v.

+ Thông tin pháp luật

+ Thông tin văn hoá - xã hội.v.v.

- Theo hình thức truyền đạt thông tin

+ Thông tin bằng văn bản

+ Thông tin bằng lời nói

+ Thông tin không lời Ngoài ra, có thể phân loại: thông tin về nhân sự, thông tin về tài chính...;thông tin mới, thông tin lạc hậu (đã lão hoá),…

·            Yêu cầu:

- Thông tin trong quản lý phải khách quan, chính xác, đầy đủ

- Thông tin trong quản lý phải kịp thời, không sử dụng thông tin đã lạc hậu

- Thiết lập hệ thống xử lý thông tin hữu hiệu

- Truyền đạt thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu

- Sử dụng thông tin phản hồi

Câu 15: Cơ cấu tổ chức quản lý kiểu ma trận?

Là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý hiện đại. trên cơ sở cơ cấu trực tuyến chức năng, khi trong doanh nghiệp xuất hiện những mục tiêu mới, đề án mới, sản xuất thử những sp mới thì cơ cấu trực tuyến chức năng có thể chuyển đổi thành cơ cấu kiểu ma trận.

- Đặc điểm của cơ cấu ma trận:

+ Kiểu cơ cấu này là tổng hợp của nhiều loại hình cơ cấu tổ chức khác nhau.

+ Tuyến quyền lực trong cơ cấu ma trận rất đa dạng, phức tạp: từ trênxuống; từ dưới lên; theo chiều ngang - dọc; bên trong - bên ngoài.v.v.để đồng thờithực hiện nhiều mục tiêu khác nhau và hướng tới mục tiêu tổng thể.

+ Cơ cấu ma trận thiết lập một mạng lưới các bộ phận khác nhau trong việcthực thi các nhiệm vụ vừa có tính độc lập vừa có tính đan xen, vừa có tính phối kếthợp từ đó tạo nên hợp lực nhằm thích ứng với sự đa dạng của mục tiêu.

- Ưu điểm:

+ Giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh đa mục tiêu

+ Phối hợp được nguồn lực một cách tối đa để thực hiện các vấn đề phứctạp, đa chức năng

+ Đào tạo đội ngũ các nhà quản lý và các chuyên viên, chuyên gia, nhânviên

- Hạn chế:

+ Đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực đặc biệt

+ Sẽ phát sinh nhiều vấn đề thuộc về «cơ chế quản lý»

- Cơ cấu ma trận thường được áp dụng có nhiều chương trình

- mục tiêu, khiquy mô của tổ chức được mở rộng; trong các tổ chức có quy mô lớn; các tập đoànkinh tế.v.v

 Ngoài các mô hình cơ cấu tổ chức nói trên trong thực tế còn có một số môhình khác: mô hình cơ cấu chức năng, mô hình trực tuyến - tham mưu; mô hình cơ cấu theo địa lý; mô hình cơ cấu theo sản phẩm, mô hình cơ cấu theo kháchhàng.v.v

·            Phạm vi áp dụng: cơ cấu ma trận thường đc áp dụng có nhiều ctrinh- mục tiêu, khi quy mô của tổ chức đc mở rộng; trong các tổ chức có quy mô lớn; các tập đoàn kt….

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro