Câu 14: Các loại sụn?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14: Các loại sụn? Cấu tạo, phân bố và chức năng của từng loại?

Mô sụn là một dạng đặc biệt của Mô liên kết, được tạo thành bởi những tế bào sụn và những sợi vây quanh, vùi trong chất căn bản đã nhiễm chất sụn cartilagein. Do đó, có độ cứng rắn vừa phải, đủ để đáp ứng yêu cầu chống đỡ.

Trong mô sụn không có mạch máu và thần kinh riêng. Những thuộc tính keo của chất nền có ý nghĩa quan trọng đối với sự dinh dưỡng của các tế bào và có vai trò đặc biệt quyết định độ cứng chắc và chun giãn của mô sụn.

Khi trẻ ra đời, mô sụn vẫn tiếp tục giữ vai trò trong sự phát triển của các xương dài và các xương khác. Đến tuổi trưởng thành, mô sụn chỉ còn tồn tại ở mặt khớp xương dài và một số nơi khác trong cơ thể.

Tùy theo sự có mặt của những thành phần sợi có trong chất nền của sụn, người ta phân mô sụn thành 3 loại: sụn trong, sụn chun (sụn đàn hồi), sụn sợi.

 Sụn trong:

■ Phân bố ở đầu các xương sườn, thành của khí quản và hầu, bộ xương của phôi, mặt khớp của các xương dài khi trưởng thành.

■ Sụn trong có màu trắng mờ, đàn hồi nhẹ.

■ Một miếng sụn trong được cấu tạo bởi: chất căn bản sụn, các tơ collagene, các tế bào sụn và màng sụn.

■ Các tế bào sụn thường tròn hoặc hình trứng, nằm trong các nang sụn. Các nang sụn già có khi chứa 2 đến 4 tế bào sụn, gọi là nhóm tế bào sụn cùng dòng (isogenic) do kết quả của quá trình gián phân.

■ Chất căn bản của sụn trong mịn và khá phong phú. Trong chất căn bản có những hốc nhỏ, gọi là nang sụn. Các sợi collagene chiếm khoảng 40% trọng lượng khô của sụn trong. Chất căn bản sụn bao quanh ổ sụn giàu GAG nhưng nghèo collagene; vùng này được gọi là quầng sụn do chúng bắt màu base đậm.

Trong chất căn bản sụn không có mạch máu và thần kinh -> tế bào sụn dinh dưỡng bằng các chất khuếch tán từ màng sụn.

■ Màng sụn giàu sợi collagene và nhiều nguyên bào sợi. Các tế bào ớp trong của màng sụn là những nguyên bào sụn có khả năng biệt hóa thành tế bào sụn. Vì vậy, lớp trong của màng sụn được gọi là lớp sinh sụn.

 Sụn chun:

■ Sụn chun có ở vòm mí mắt, vành ống tai, sụn vách mũi.

■ Sụn chun khác với sụn trong bởi màu của nó vàng, độ đục cao, độ chun giãn lớn.

■ TB sụn chun giống tế bào sụn trong: có hình cầu và nằm trong các nang sụn. Trong mỗi nang sụn có thể có 1 tế bào đơn độc hoặc từ 2-4 tế bào sụn cùng dòng.

■ Chất gian bào ở sụn chun khác với chất gian bào của sụn trong: có những sợi chun chia nhánh, tạo thành một lưới sợi dày đặc. Những sợi chung tiếp tục đi tới màng sụn; ở màng sụn, lưới sợi thưa hơn ở trong sụn.

 Sụn sợi:

■ Sụn xơ có ở một số ít vùng của mô liên kết của cơ thể: đĩa liên đốt sống, một số sụn khớp, chỗ nối gân với xương.

■ Những tế bào sụn sợi có thể đơn độc hoặc họp thành nhóm từng đôi, nằm trong các nang sụn xen kẽ các bó sợi collagene trong chất căn bản

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro