Câu 14:hình thành và phát triển đường lối đối ngoại trong thời kì đổi mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Câu 14: phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển đường lối đối ngoại trong thời kì đổi mới

                                                                  Bài làm.

1)hoàn cảnh lịch sử:

- thế giới từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX

+sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại, đã có tác động mạnh mẽ sâu sắc đến mọi quốc gia trên thế giới

+ trật tự 2 cực(LX-Mỹ) hình thành sau chiến tranh thế giới thứ 2 sụp đổ, thế giới ngày nay đang hình thành một trận tự mới đa cực, xu thế phát triển chung: hòa bình, hợp tác, và phát triển.

+ các nước chuyển từ đối đầu, chạy đua vũ trang sang đối thoại, hợp tác, chạy đua phát triển kinh tế coi đấy là tiêu chí khẳng định sức mạnh và vị thế quốc gia

+ trong khi các nước TBCN lợi dụng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tiến hành cải cách để vượt qua cuộc khủng hoảng và ngày càng phát triển năng động trở nên giàu có, thì các nước xhcn đứng đầu là LX lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.

=>cần thiết phải có sự thay đổi tư duy, điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại cho phù hợp với tình hình thế giới. đối với các nc nhỏ, lạc hậu, cần thiết phải thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với các nc phát triển, nhằm tranh thủ vốn, công nghệ-kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, mở rộng thị trường.

- xu thế toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa.

+ toàn cầu hóa là khái niệm dùng để chỉ sự thay đỏi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ kinh tế, văn hóa, giáo dục,, trên quy mô toàn cầu. đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như đc dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta thấy các dòng chảy tư bản trên phạm vi toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, công nghệ-kỹ thuật, văn hóa-thông tin

+ tác động tích cực của toàn cầu hóa: thị trường mở rộng, kích thích sản xuất phát triển, mang nguồn lợi về vốn, khoa học-kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho các bên tham gia hợp tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo đk thuận lợi để xd môi trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

+ tác động tiêu cực: các nc phát triển nắm quyền chi phối và thao túng trong quá trình hớp tác, tăng khoảng cách giàu nghèo, các nc yếu dễ bị đồng hóa và đánh mất bản sắc của dân tộc,

=>các quốc gia cẩn phải tận dụng thời cơ để hội nhập và phát triển đồng thời vượt qua những thách thức và hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa trong quá trình hội nhập và phát triển.

- khu vực Châu Á- Thái Bình Dương(TBD)

+ đây là khu vực năng động, có nhiều tiềm lực kinh tế và phát triển ổn định.

+ tuy nhiên đây cũng là khu vực khá nhạy cảm tiềm ẩn nhiều biến động, bất ổn: tranh chấp lãnh thổ trên biển, bạo loạn chính trị, 1 số quốc gia tăng cường tiềm lực quốc phòng.

- tình hình trong nước:

+ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX của đất nc ta  đã lâm vào khủng hoảng kinh tế-xh nghiêm trọng bởi 3 nguyên nhân cơ bản sau:

Hậu quả nặng nề của 2 cuộc chiến tranh kéo dài; bị các nước đứng đầu là Mỹ bao vây, cấm vận, cô lập; Đảng và Nhà nc ta đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp(1954-1986).

+ nhiệm vụ của VN:

1.cần thiết phải bình thường hóa, tiến tới mở rộng quan hệ hợp tác với các nc, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế.

2.phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để thu hẹp khoảng cách với các nc phát triển.

=>đây là những yêu cầu đòi hỏi Đảng và Nhà nc ta phải xác định quan điểm, hoạch định đường lối đối ngoại đúng đắn trong thời kì mới.

2) các giai đoạn hình thành và phát triển của đường lối đối ngoại của Đảng.

a)giai đoạn từ 1986-1996: đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

- ĐH VI( 12/1986)

+ đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước  ngoài hệ thống xhcn, với các nước công nghiệp phát triển, với các tổ chức quốc tế và tư nhân nc ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

+ thực hiện chủ trương của ĐH VI, 12/1987 luật đầu tư nc ngoài tại VN đc ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư nc ngoài vào VN. 5/1988, Bộ chính trị ra Quyết định số 13 về nhiệm vụ, chính sách đối ngoại trong tình hình mới, đã đề ra chủ trương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đối thoại và hợp tác cùng phát triển, hòa bình ; kiên quyết mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, đa dạng hóa mối quan hệ đối ngoại.

- ĐH VII ( 6/1991)

+ chủ trương “ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nc, không phân biệt chế độ chính trị, xh, trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”.

+ phương châm: VN muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển.

+ chính sách đối ngoại với các nc cụ thể:

          Với Lào và CPC: thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình đẳng.

          Với TQ: bình thường hóa quan hệ, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác Việt-Trung.

          Với các nc Đông Nam Á: mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị.

          Với Hoa Kì: thúc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ VN_Hoa Kì.

=>như vậy đường lối đối ngoại mà Đảng đề ra trong giai đoạn này là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, và đa phương hóa, trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo: giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và cnxh, đồng thời phải năng động, sáng tạo, linh hoạt phù hợp với đk và hoàn cảnh cụ thể của VN cũng như tình hình thế giới.

* kết quả đạt đc:

- phá thế bao vậy cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xd và bảo vệ tổ quốc.

- 10/10/1991 bình thường hóa quan hệ với TQ, 11/1992 chính phủ Nhật quyết định nối lại viện trợ ODA cho VN, 11/7/1995 Mỹ đã rỡ bỏ cấm vận đối với nc ta.

- lần đầu tiên trong l.sử, VN có quan hệ chính thức với tất cả các thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, năm 1993, VN khai thông quan hệ quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

- 7/1995 VN chính thức gia nhập tổ chức khu vực ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA).

b) giai đoạn 1996-nay: bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế.

- ĐH VIII (1996):

+ Đảng đã k.định, VN tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác về nhiều mặt với các nước, trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế. đồng thời chủ trương xd nền kt mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập.

+ cụ thể:

Tăng cường quan hệ với các nc láng giềng và các nc trong khu vực ASEAN.

Không ngừng quan hệ ủng hộ củng cố với các nc bạn bè truyền thống.

Coi trọng quan hệ với các nc phát triển và các trung tâm kinh tế, chính trị thế giới.

Đoàn kết các nc phát triển, với phong trào không liên kết

Tham gia tích cực và đóng góp cho sự phát triển của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế.

+ cũng tại ĐH này, Đảng ta có những chủ trương hoàn toàn mới với trước đó

1.chủ trương mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác.

2.quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân.

3.Đảng đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới đầu tư nc ngoài.

- ĐH IX (4/2001):

+ chủ trương: đẩy mạnh chủ động hội nhập kt quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

+ phương châm: VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

- ĐH X (4/2006):

+ Đảng nêu lên quan điểm: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.

+ chủ trương: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ động hội nhập kt quốc tế: là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, không để rơi vào thế bị động; phân tích, lựa chọn đúng phương thức hội nhập, dự báo đc những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhập kt quốc tế.

Tích cực hội nhập kt quốc tế: là khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đối mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khân trương xd lộ trình, kế hoạch, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao năng suất cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kt; tích cực nhưng phải thận trọng và vững chắc.

* kết quả :

- giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nc liên quan.

- mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.

- thu hút đầu tư nc ngoài và mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kĩ năng quản lý.

- từng bc đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kt vào môi trường cạnh tranh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro