Câu 14. Nền kinh tế nhiều thành phần

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14. Nền kinh tế nhiều thành phần

1.Tính tất yếu khách quan:BĂt nguồn từ hai lí do

A,Xét về mặt lịch sử:

+Khi tiếp quản nền kinh tế khi bước vào TKQĐ chúng ta đã tiếp nhận một nền kinh tế khi đó nhiều thành phần đó là

-Thành phần kinh tế tư bản tư nhân,gồm ts mại bản và ts dân tộc

-Thành phần kinh tế cá thể,tiểu chủ,thợ thủ công cá thể,tầng lớp tiểu thương

+TRong quá trình cải tạo và xây dựng nền kinh tế đã xuất hiện những thành phần kinh tế mới

-Thành phần kinh tế nhà nước do nhà nước xây dựng mới trong quá trình quốc hữu hóa

-Thành phần kinh tế tập thể:Hợp tác xã,tập đoàn sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp,một sỗ trong công nghiệp và thương nghiệp

-Thành phần kinh tế TB nhà nước xuất hiện dưới hình thức liên kết giữa nhà nước và TS

B,Xét về mặt hiệu quả kinh tế xã hội

+Nền kinh tế có nhiều thành phần phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước ta và đáp ứng được yêu cầu sản xuất phát triển,nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân

+Mặc dù mỗi thành phần kinh tế có ưu nhược điểm khác nhau nhưng chúng đều tạo ra sản phẩm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nâg cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân,tạo điều kiện để mở rộng sản xuất

+Sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần góp phần hoàn thành nhiệm vụ trong thời kí quá độ là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân

+Tạo điều kiện khôi phục cơ sở kinh tế hàng hóa phát triển vì đẩy mạnh phân công lao động xã hội tạo ra tính độc lập về mặt kinh tế giữa các thành phần kinh tế,tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các chủ thế sản xuất kinh doanh

+Tạo điều kiện sử dụng sức mạnh tổng hợp trong nước đồng thời đa dạng hóa đa phương hóa trong việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ tận dụng các nguồn lực bên ngoài như vốn,khoa học kĩ thuật,kinh nghiệm quản lí...

+Tạo điều kiện để mở rộng các hình thức kinh tế quá độ để chuyển nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn

*TÓm lại chính sách nền kinh tế nhiều thành phần Đảng và nhà Nước ta để ra là hoàn toàn đúng đắn

2.Các thành phần kinh tế

-Thành phần kinh tế nhà nước

-Thành phần kinh tế tập thế

-Thành phần kinh tế cá thể tiểu thủ

-Thành phấn kinh tế CNTB nhà nước

-Thành phần kinh tế TB tư nhân

-Thành phần kinh tế có đầu tư nước ngoại

A,Thành phần kinh tế nhà nước

*Đây là thành phần kinh tế dựa trên sỏ hữu nhà nước về tư liệu sản xuất

*Bao gồm các bộ phận:

+Doanh nghiệp nha nước:gồm 3 bộ phận

-Doanh nghiệp an ninh quốc phòng

-Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ công ích

-Doanh nghiệp kinh tế

+Cơ quan kinh tế của chính phủ gồm:

-Hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước,ngân hàng phát triển nông thôn

-Các cơ quan tài chính nhà nước:Cơ quan bảo hiểm,kho bạc nhà nước

_Kết cấu hạ tầng vật chất kinh tế:Giao thông liênlac....

*Vị trí:Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta

+Vì hệ thống mục tiêu,động lực của kinh tế nhà nước phù hợp với mục tiêu đinh hướng xã hội chủ nghĩa của toàn bộ nền kinh tế nước ta

+Cơ sở của vai trò chủ đạo

-Nắm giữ những ngành then chốt,trọng yếu của nền kinh tế như:Năng lượng,cơ khí,khai khoáng,hóa chất,vật liệu xây dựng,ngân hàng trong đó nhieeu ngành nắm giữ tuyệt đại bộ phận sản xuất

-Kinh tế nhà nước có đội ngũ cán bộ có trình độ cao,đồng bộ hơn

-Có trình độ khoa học kĩ thuật cao hơn các ngành khác

-Được nhà nước ưu ái hơn vê vốn và giao lưu nước ngoài

+Biểu hiện:

-Là đòn bẩy chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế

-Giữ vai trò đảm bảo cân đối nhất định trong nền kinh tế quốc dân

-Có vai trò dẫn lối mở đường cho các thành phần kinh tế khác

*Thực trạng của thành phần kinh tế nhà nước

+Vẫn còn hoạt động kém hiệu quả chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo

+Nguyên nhân thực trạng trên:

-Thiếu vốn và sử dụng vốn kém hiệu quả

-TRình độ khoa học kĩ thuật còn lạc hậu

-Chúng ta chưa có cách quản lí phù hợp,trình độ cán bộ quản lí còn kém

+Biện pháp khắc phục:

-Đổi mới,sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước theo hướng chuyển sang kinh tế hach toán kinh doanh về mọi mặt

-Đối vơi một số doanh nghiệp nên đẩy nhanh cổ phần hóa

-Giải thể các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và chưa cổ phần hóa được

B,Thành phần kinh tế tập thể

*Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất

*Hình thức nòng cốt là các HTX,được hình thành theo 3 nguyên tắc

+Tự nguyện

+Cùng có lợi

+Quản lí dân chủ

Lĩnh vực trong nông nghiệp,thủ công nghiệp,thương nghiệp,dịch vụ.Ngoài HTX còn có tổ đổi công,tổ phân công,tập đoàn sản xuất

*Vai trò :Cùng thành phần kinh tế nhà nước làm nền tảng cho nền kinh tế nước ta,vì đây là con đường để kết hợp sức mạnh cá nhân với sức mạnh tập thể từ đó đưa sản xuất nhỏ,phân tán lên sản xuất lơn

*Thực trạng

+Ưu điểm

-Tạo ra một số cơ sở vật chất,kĩ thuật cho khu vực kinh tế nông thôn,làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới

-Làm năgn suất lao động tăng lên đáng kể,do đó đời sống được nâng lên đáng kể

+Nhược điểm

-Không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực cho xã hội,tình trạng độc canh là chủ yếu,mang tính tự cung tự cấp cao

-Các HTX sụp đổ hàng loạt

-Đời sống nông dân hết sức khó khăn đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa

+Nguyên nhân nhược điểm

-Đồng nhât giữa tập thể hóa và hợp tác hóa,ham qui mô lớn

-Trong thực hiện vi phạm 3 nguyên tắc

+Biện pháp khắc phục

-Trong quan điểm tư duy phải coi gia đình nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ

HTX chuyển từ chức năgn sản xuất kinh doanh sang chức năng dịch vụ cho sản xuất,kinh doanh

-Do đó để thực hiện:giải thể các HTX sau nhiều lần cải tổ mà vẫn ko hiệu quả

Tổ chức lại HTX kiểu mới

Các chính sách phải được thực hiện đồng bộ

C,Thành phần kinh tế cá thể tiểu thủ

*Dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sức lao động do chính người sở hữu và gia đình họ

*Bao gồm

-+Kinh tế hộ gia đình nôgn dân cá thể

+Thợ thủ công cá thể

+Tiểu thương

*Đặc điểm

+Có qui mô nhỏ,tính sản xuất phân tán,trình độ kĩ thuật thủ công là chủ yếu

+Sử dụng nhiều lao động,do đó giải quyết được nhiều việc làm

+Tạo ra các sản phẩm có tính truyền thống

+Đóng góp đáng kể vào vào tổng sản phẩm xã hội

*Xu hướng cải tạo

+Từng bước đưa các hộ kinh tế cá thể ,tiểu thủ lên sản xuất lớn thông qua quá trình hợp tác hoặc liên kết với nhà nước,các thành phần kinh tế khác

D,Kinh tế TB nhà nước

*Là thành phần kinh tế dựa trên cơ sở liên kết ,liên doanh giữa nhà nước và TB tư nhân cả trong và ngoài nước

*Có 2 hình thức sở hữu

+Nhà nước

+Tư nhân TBCN

*Các hình thức :5 hình thức

+Tô nhượng:Nhà nước cho TB tư nhân trong và ngoài nước thuê cơ sở sản xuất thông qua đấu thầu

+Xí nghiệp liên doanh:Nhà nước và TB tư nhân cùng đóng góp vốn dưới hình thức cổ phần đầu tư vào sản xuất

+Côg ty hợp doanh:Nhà nước và tư nhân hợp tác kinh doanh thương nghiệp

+Kinh tiêu đại lí:Nhà nước làm đại lí tiêu thụ hàng hóa

+Gia công đặt hàng

*Vai trò:

+Là thành phần kinh tế đảm bảo sự giám sát,kiểm tra của nhà nước với TB trong và ngoài nước

+Là thành phần kinh tế thong qua đó nhà nước học được kinh nghiệm từ TB

+Phát huy tiềm lực lợi thế so sánh của nhà nước

+Khai thác mở rộng thị trường ra nước ngoài

E,Thành phần kinh tế TB tư nhân

• Dựa trên sở hữu tư nhân TBCn tư liệu sản xuất,sử dụng sức lao động làm thuê

• Bao gồm:

+Các doanh nghiệp tư nhân

+Công ty TNHH mà chủ sở hữu vốn là các TS

+Công ty cổ phần mà các cổ đông là các nhà TB

*Lĩnh vực đầu tư:Công nghiệp,nông nghiệp và thương mại dịch vụ

*Đặc điểm:Phải tuân thủ luạt pháp của nước ta,chịu sự chi phối của vai trò chủ đạo của nhà nước

Chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhất điihj

*Vai trò:

+Góp phần vào việc tăng tổng sản phẩm xã hội,tạo ra việc làm,góp phần hạ thấp tỉ lệ

+Đóng góp cho ngân sách chính phủ

+Thu hut được vốn,trình độ kĩ thuật,kinh nghiệm quản lí quan hệ với các nhà TB

*Xu hướng vận động:Thông qua liên kết vơi các hình thức kinh tế nhà nước đưa kinh tế TB tư nhân dần đi vòa quĩ đạo xã hội,khắc phục mặt trái

F,Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

*Là thành phần kinh tế bao gồm các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư một phần hoăcj toàn phần là các tư nhân nước ngoài

*Thành phần này đòi hỏi hệ thống pháp lí,pháp luật quản lí riêng

*Có tác dụng quan trọng vì:Tạo điều kiện,môi trường để tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phù hợp vơi tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước ta

3.Tính thông nhất và mậu thuẫn giữa các thành phần kinh tế

*Tính thông nhất

+Các thành phần kinh tế đều hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cho nên chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau đều phục vụ một thị trường chung thông nhất làm tiền đề tồn tại

+Các thành phần kinh tế hoạt động đan xen nhau trong một nền kinh tế thống nhât mặc dù mỗi thành phần kinh tế có qui luật chi phối và điều tiết riêng do có lợi ích kinh tế khác nhau nhưng đều có sự quản lí vĩ mô của nhà nước để đảm bảo đúng định hưỡng XHCN

*Mâu thuẫn:Bắt nguồn từ sự khác nhau về bản chất từ đó mâu thuẫn với nhau về lợi ích kinh tế.Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế là mâu thuẫn giữa một bên là kinh tế nhà nước tập thề nhà nước và kinh tế TB tư nhân,tiểu thủ,mâu thuẫn giữa các đơn vị kinh tế,doanh nghiệp trong cùng một thành phần kinh tế hoặc giữa các thành phần kinh tế vơi nhau.Mâu thuẫn này xuất hiện khi các đơn vị kinh tế ,doanh nghiệp vi phạm các hoạt động kinh tế,vi phạm lợi ich của nhau

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro