Câu 14 Phân tích quá trình hình thành tư tưởng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14  Phân tích quá trình hình thành tư tưởng của dảng về kt thị trường thời kì đổi mới từ đại hội VI- X

a, Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ ĐH VI đến ĐH VIII

Thứ nhất: KTTT Không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại:

KTHH ra đời từ KTTN, KTTT là giai đoạn phát triển cao của KTHH:

- Kinh tế hàng hoá: là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường.

- Kinh tế thị trường: là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá trong đó toàn bộ yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường.

- Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá không đồng nhất với nhau, khác nhau về trình độ phát triển. Về cơ bản chúng nó cùng nguồn gốc và bản chất.

Thứ hai: KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

+ KTTT là một kiểu tổ chức kinh tế, là trình độ phát triển cao của KTHH, đối lập với KTTN, chứ không phải là đặc trưng bản chất của một chế độ kinh tế cơ bản của xã hội.

+ Trong thời kỳ quá độ có những cơ sở kinh tế là điều kiện tồn tại và phát triển của KTTT và phát triển KTTT là cần thiết cho quá trình xây dựng CNXH.

Thứ 3 : Cú thể và cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.

- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. (tự chủ về tài chính  khác với kinh tế chỉ huy....).

- Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường phát triển đầy đủ và có tác dụng là cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

-Nền kinh tế vận động theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường.

- Nền kinh tế thị trường hiện đại còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

b, Tư duy của Đảng về KTTT từ đại hội IX đến đại hội X

* Đại hội IX:

- Mô hình tổng quát:.Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Thứ nhất: Về mục tiêu phát triển: nhằm thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng sức sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Thứ hai, Phương hướng phát triển:

Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế đảm tính định hướng XHCN.

Thứ ba, về định hướng xã hội và phân phối:

- Lĩnh vực xã hội: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội, văn hoá, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển của con người.

- Lĩnh vực phân phối: Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội là chủ yếu.

Thứ tư, Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

* Đại hội 10: tiếp tục hoàn thiện nhận tức về nền KTTT định hướng XHCN:

- Khẳng định có 3 chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể và tư nhân), hình thành 5 thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế hoạt động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau.

- Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết và định hướng nền kinh tế.

- Kinh tế Nhà nước Như vậy Nhà nước quản lý nền kinh tế để phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của KTTT, khác với KTTT TBCn về mục tiêu xã hội của quản lý. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#manhmc9x