cau 14: tai nan thi cong dat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14: Nguyên nhân gây tai nạn khi thi công đất và các biện pháp đề phòng:

1. Nguyên nhân gây tai nạn:

- Sụp hố, hào sâu khi chiều sâu và góc mái vượt quá giới hạn cho phép mà không có gia cố, hoặc có nhưng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật , vi phạm nguyên tắc an toàn khi tháo dỡ hệ thống chống đỡ. Sụp lở có thể do thời gian tồn tại của hố đào quá lâu, bị sói mòn lâu làm thay đổi trạng thái mái dốc.

- Đất đá lăn từ trên cao xuống người làm vịêc phía dưới.

- Người bị trượt ngã khi làm việc bên sườn dốc, không có dụng cụ phòng hộ cá nhân, đi lại ngang tắt trên miệng hố hoặc sườn dốc, leo trèo khi lên xuống hố, hào sâu.

- Nhiễm khí độc (CO2, NH3, CH4) xuất hiện bất ngờ khi thi công các hố, hào sâu.

- Các phương tiện thi công đất (xe vận chuyển, máy đào, khoan, đầm nén) cũng có thể gây tai nạn khi không tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn như đường đi lại, vị trí đứng, tình trạng chiếu sáng, tín hiệu…

- Chấn thương do sức ép hoặc đất, đá văng vào người khi thi công bằng chất nổ.

- Các nguy cơ khác: Trong lòng đất, có rất nhiều vị trí có bom, mìn còn sót lại từ thời chiến tranh, hoặc là nơi chôn đường dây cáp điện hoặc các đường ống ngầm

2. Các biện pháp đề phòng tai nạn:

a. Đề phòng sụp lở hố đào

* Đào hố (hào) có vách hố thẳng đứng mà không sử dụng hệ gia cố và chống vách đất

- Chỉ được đào hố (hào) với cách hố thẳng đứng ở đất nguyên thổ, có độ ẩm tự nhiên, không có mạch nước ngầm và xa các nguồn chấn động với chiều sâu nhỏ hoặc bằng chiều sâu tới hạn mà tiêu chuẩn xây dựng đã quy định.

- Theo TCXDVN 5308:1991 thì chiều sâu tới hạn của hố (hào) có vách thẳng đứng đối với một số loại đất được quy định như sau:

+ không quá 1 m với đất cát và đất tơi xốp hoặc đát mới đắp

+ không quá 1.25 m đối với đất cát pha

+ không quá 1.5 m đối với đất sét pha và đất sét

+ không quá 2 m với đất rất cứng

- Trong các trường hợp khác thì hố (hào) phải được tính toán chiều sâu tới hạn (Hth), gia cố thành hố (chống vách đất) suốt chiều cao hố hoặc đào hố có mái dốc

- Khi đào hố, hào sâu bằng máy ở nơi đất dính, có độ chặt cao thì cho phép đào vách đất thằng đứng sâu tới 3m, nhưng không được có người ở dưới.

- Trong suốt quá trình thi công, phải thường xuên xem xét tình hình ổn định vững chắc của vách hố. Nếu thấy trên vách hố có vết rạn nứt có thể bị sụp lở thì phải ngừng ngay công việc, công nhân phải lên khỏi hố ngay và có biện pháp kịp thời chống đỡ hoặc phá cho đất chõ đó sụp lở luôn để tránh nguy hiểm sau này

- Khi đào hố hào sâu với vách đứng, tuyệt đối không được đào kiểu hàm ếch

* Đào hố (hào) với vách thẳng đứng và có chống vách

- Khi đào hố ở những nới đất đã bị xáo trộn, mực nước ngầm cao và vách đâò thẳng đứng thì phải chống vách đất. Có nhiều phương pháp như dùng ván gỗ, ván cừ larsen…

- Đối với các hố (hào) có độ sâu lớn, việc chống vách phải thực hiện thành nhiều đợt từ trên xuống, mỗi đợt cao từ 1m đến 1.2m

- Trong khi đang đào đất thủ công hay bằng máy hoặc khi tiến hành các công việc khác trong lòng hố móng, cố gắng không va chạm tới hệ văng chống, tránh làm xê dịch vị trí hay hư hỏng các bộ phận của hệ này.

- Trong quá trình thi công phải luôn theo dõi, quan sát, phát hiện điều gì nghi ngờ có thể dẫn tới gãy hoặc sập đổ hố đào thì phải ngừng thi công ngay, yêu cầu mọi người ra khỏi hố và có biện pháp gia cố kịp thời, khi nào an toàn mới được tiếp tục làm việc ở dưới hố đào

* Đào hố sâu có mái dốc

- độ dốc của vách hố (hào) phụ thuộc vào từng loại đất cụ thể

- các trường hợp không đề cạp cập trong tiêu chuẩn thì phải được tính toán bởi kỹ sư công trường.

b. Đề phòng đất lăn, rơi xuống hố đào.

- Đất đá đào từ dưới lên, khi đổ lên bờ phải cách xa mép hố ít nhất 0.5m

- Hố đào ở gần đường đi lại thì xung quanh mép hố cần dựng vách chắn cao khoảng 15cm để ngăn không cho đất hay vật rơi xuống hố

- Đống đất đổ lên bờ phải có độ dốc không quá 45 độ so với phương nằm ngang

- Trong khi đào đất, nếu có tảng đá hay cục đất to nhô ra khỏi mặt phẳng mái dốc thì cần phá bỏ nó đi từ phía trên, nếu không nó sẽ tiếp tục trồi ra và lăn xuống người làm việc ở dưới

- Trong lúc nghỉ giải lao, mọi người không được ngồi ở dưới hố

- Khi đào đất bằng máy đào, trong lúc máy đang hoạt động, cấm công nhân đứng trong tầm quay của tay cần máy đào

- Không được bố trí người làm việc trên miệng hố trong khi đang có người làm việc ở dưới.

c. Đề phòng người làm việc bị trượt, ngã xuống hố đào

- Khi đào hố (hào) sâu, công nhân lên xuống thì phải dùng thang chắc chắn hoặc tạo bậc lên xuống.

- Không nên nhảy qua hay leo trèo trên kết cấu văng chống vách đất.

- Công nhân thi công phải dùng dây an toàn làm việc trên mái dốc lớn hơn 45o, chiều sâu hố đào hoặc chiều cao mái dốc hơn 3m; hoặc khi độ dốc của mái nhỏ hơn 45o mà mái dốc lại trơn ướt

- Để đi lại qua hố (hào), phải bắc cầu nhỏ, cần có lan can bảo vệ chắc chắn cao 1m. Buổi tối phải có đèn chiếu sáng.

d. Đề phòng người làm việc nhiễm hơi, khí độc.

- Trước khi xuống làm việc ở hố (hào) sâu cần phải kiểm tra không khí xem có hơi, khí độc bằng dụng cụ chuyên dùng. Có thể thả chuột hoặc gà xuống để kiểm tra.

- Khi phát hiện có khí độc thì cần dùng quạt gió hoặc máy nén khí để giải tỏa.

- Trong lúc đào hố phát hiện có hơi, khí độc cần ngừng ngay công việc. Chỉ khi nào xử lí xong, bảo đảm an toàn thì mới có thể tiếp tục làm việc. Trường hợp phải tiếp tục làm việc trong điều kiện có hơi, khí độc thì phải sử dụng mặt nạ chống đọc, bình thở oxi.

e. Đề phòng chấn thương khi nổ mìn:

- Sử dụng mìn để thi công bắt buộc fải tuân theo qui phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sdụng vật liệu nổ, đbiệt lưu ý tới những oại mìn hoặc thuốc nổ mà đã đc cơ quan nhà nc có thẩm quyền cho fép đối vs mỗi nhóm công việc.

- Khi lưu trữ thuốc nổ quá 1đêm thì fải xin fép C.A địa phương, đồng thời bảo quản thuốc nổ ở xa khu dân cư, xa khu sx. Xung quanh kho lưu trữ thuốc nổ fải có hàng rào bảo vệ vs bán kính ít nhất là 40m.

- Trc khi thi công nổ mìn, kỹ sư chuyên ngành fải tính toán lượng thuốc nổ, lập sđồ btrí mìn hoặc thuốc nổ tại các ỗ khoan, buồng nổ…

- Vùng nguy hiểm trc khi mìn nổ thường lấy bán kính ít nhất là 200m và fải có rào ngăn, biển cảnh báo hoặc ng cảnh giới trên các ngả đường, lối đi tới khu vực sắp nổ mìn.

- Trong trường hợp khi nổ mìn fá đá tại các khu vực núi, cần thông báo thời điểm nổ mìn tới các đơn vị thi công nằm ở chân các quả núi lân cận để họ có các phương án tránh tạm cho ng và thiết bị thi công, đề fòng khả năng đá bị lăn, rơi xuống chân núi lân cận đó do rung động sinh ra từ nơi nổ mìn.

- Sau khi nổ mìn, ctác ktra và xử lý cá trường hợp mìn âm fải đc thực hiện trc khi công nhân vào làm việc.

f. Đề phòng các nguy cơ khác:

- Khi lập các biện pháp đào đất, cần tham khảo tất cả những hsơ liên quan tới những ctrình ngầm đã đc XD trc đó trong khu vực thi công đào đất, bao gồm hthống cáp điện, ống nc hoặc mạng thong tin ngầm.

- Trong qtrình đào đất, khi fát hiện những vật iệu nổ từ thời chiến tranh như bom, mìn thì cần dừng cviệc ngay và bao cáo vs cơ quan C.A nơi gần nhất để họ có trách nhiệm tháo gỡ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro