Cau 14 TTHCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14: Nêu khái niệm văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội, chức năng của văn hoá.

*) Khái niệm về văn hoá theo tư tưởng HCM: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn."

+ Chủ tịch HCM đã đưa ra 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hoá dân tộc:

- Xây dựng tâm lí: tư tưởng độc lập tự cường.

- Xây dựng luân lí: biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng.

- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

- Xây dựng chính quyền: dân quyền.

- Xây dựng kinh tế.

*) Quan điểm của HCM về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội, chức năng của văn hoá:

1. Về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội:

+ Theo HCM, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

- Kiến trúc thượng tầng bao gồm: + Hệ thống các thiết chế bao gồm tổ chức Đảng, Nhà nước.

+ Hệ thống các quan điểm: chính trị, đạo đức...

- Văn hoá cùng với kinh tế - chính trị - xã hội tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề đó có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Đối với chính trị, xã hội: HCM cho rằng chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển.

- Đối với kinh tế: HCM chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá.

+ Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Điều đó được thực hiện ở chỗ văn hoá có tính chủ động, tích cực, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị.

2. Chức năng của văn hoá: (3 chắc năng)

+ Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ nhữug sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người.

+ Nâng cao dân trí:

- Nói đến văn hoá là nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của mỗi người dân.

- Trình độ đó phải từ chỗ biết chữ đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác cần thiết cho hoạt động của mỗi người nhằm phục vụ cho mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

+ Bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người tới cái chân - thiện - mĩ để không ngừng hoàn thiện mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro