cau 15 noi dung giao duc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

khái niệm: nội dung gd là 1 nhân tố cơ bản của qtgd,nó tạo nên nội dung hoạt động gd của gv và hoạt động tự giáo dục,tự rèn luyện của hs nhằm góp phần thực hiện mục đích ,mục tiêu gd-đào tạo. Đó là hệ thống những tri thức,thái độ,hành vi và thói quen liên quan đến những chuẩn mực xh về đạo đức,lao đông,thể chất và thẩm mĩ cần gd cho hs.

Những nội dung giáo dục cơ bản trong nhà trường

1.1. GD đạo đức và ý thức công dân

a) GD đạo đức

* Ý nghĩa của GD đạo đức:

- GD đạo đức có vai trò thúc đẩy sự ổn định lâu dài của XH.

- GD đạo đức có vị trí hàng đầu và chủ đạo trong GD nhà trường, có vai trò định hướng cho các NDGD khác.

- GD đạo đức giúp thế hệ trẻ hình thành hệ thống lập  trường chính trị, quan điểm, thế giới quan Macxit và phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH.

* Nhiệm vụ GD đạo đức:

- Hình thành cho HS thế giới quan KH, nắm được những quy luật của sự phát triển XH, có ý thức thực hiện nghĩa vụ công dân, từng bước trang bị cho HS định hướng chính trị kiên định, rõ ràng.

- Giúp HS hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thức học tập, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Bồi dưỡng cho HS năng lực phán đoán, đánh giá đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức cho các em.

- Dẫn dắt các em rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức…

* ND GD đạo đức:

- GD hiểu biết và có niềm tin đối với lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản,lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

- GD chủ nghĩa yêu đối với tổ quốc,dân tộc mình và dân tộc khác,tình yêu đối với nhân loại,hòa bình,phê phán chiến tranh..

- GD ý thức tập thể,thái độ tôn trọng ng khác,nhân ái khoan dung yêu quí và qtam đến gia đình,ng già yếu,em nhỏ....

- GD lòng nhiệt tình, hăng say ,cần cù chăm chỉ và sáng tạo trong lao động, có ý thức tôn trọng bảo vệ tài sản XHCN

- GD dân chủ và pháp chế XHCN

- GD hành vi văn minh trong XH, GD ý thức công dân,ý thức trách nhiệm của bản thân đối với xh,trung thức,công bằng,trong sáng,giản dị,khiêm tốn...

Tất cả các nội dung đó phải hình thành cho hs theo các cấp độ:ý thức,hình thành niềm tin,động cơ,tình cảm,thái độ ,hành vi và thói quen hành vi.

* Các con đường GD đạo đức cho HSPT:

- Qua giảng dạy môn GDCD và các môn học Văn,Sử,Địa.. Các môn khoa học tự nhiên cũng đóng góp vào việc giáo dục đạo đức,hình thành cho hs những phẩm chất xh như tư duy hợp lý,thái độ lao động...

- Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như hoạt động ngoại khóa, lao động sản xuất, hoạt động của Đoàn, Đội, công tác chủ nhiệm lớp…nhằm hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức và thói quen hành vi đọa đức. Khi tổ chức các hoạt động này thì phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:

+các hoạt động phải phong phú,đa dạng,nhiều màu sắc như văn nghệ,vui chơi giải trí,thể dục thể thao,hoạt động công ích,hoạt động xã hội,hoạt động bảo vệ môi trường...

+tạo đk để hs chủ động,tự tổ chức,tự quản và đk các hoạt động đó với tư cách là chủ thể tích cực.

b) GD ý thức công dân: Có nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Giáo dục chính trị- tư tưởng cho HS

- GD cho HS ý thức và hành vi pháp luật.

 1.2. GD thẩm mỹ

* Ý nghĩa của GD thẩm mỹ

- GD thẩm mỹ có thể mở rộng tầm nhìn cho HS, phát triển trí lực và tinh thần sáng tạo của các em.

- GD thẩm mỹ làm cho tâm hồn HS trở nên trong sáng hơn, rèn luyện cảm xúc, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cho các em.

- GD thẩm mỹ giúp HS vươn tới cái đẹp, biết thể hiện cái đẹp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, tức là biết xây dựng cuộc sống theo quy luật của cái đẹp.

* Nhiệm vụ của GD thẩm mỹ trong nhà trường:

- Hình thành cho HS quan niệm thẩm mỹ đúng đắn, nâng cao năng lực thẩm mỹ

- Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, kích thích HS yêu thích cái đẹp và vươn tới cái đẹp chân chính.

- Giúp HS phát triển năng lực biểu hiện và sáng tạo cái đẹp.

* Các con đường GD thẩm mỹ:

- GD nghệ thuật

- Thông qua dạy và học các bộ môn KH, đặc biệt là KHXH và nhân văn:khi thực hiện gd thẩm mỹ cho hs thông qua các môn ko thuộc nhóm nghệ thuật cần phtrien ở hs tư duy hình tượng,gắn liền với các phương diện logic trí tuệ

Do tiềm năng thẩm mỹ ở các môn học ko giống nhau,phẩm chất thẩm mĩ của đối tượng ko giống nhau,vì thế việc thực hiện tốt gd thẩm mĩ ở giờ học là rất khó khwan. do đó,gv phải tận tình giúp đỡ hs thì việc gd mới có hiệu quả.

+gdtm trong khi giảng dạy các môn thuộc nhóm nghệ thuật.vd:ngữ văn,âm nhạc,mĩ thuật

thông qua các môn này nhằm hình thành cho hs phtrien óc tưởng tượng ,tái tạo lại những hình ảnh trong tác phẩm...

-gdtm trong hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường.

hình thức:

+nói chuyện,thuyết trình,học thêm,gặp gỡ các nhà văn,nhà hoạt động nghệ thuật

+tổ chức xem phim,nghe hòa nhạc,xem biểu diễn nghệ thuật,xem triển lãm tranh..

+thông qua trang trí,xếp đặt 1 cách thẩm mĩ toàn bộ môi trường sinh hoạt

+chú í đến trang phục,kiểu tóc,các đồ dùng học tập..

-gdtm thông qua lao động

- Thông qua xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhà trường và XH.

- GD cái đẹp trong tự nhiên.

-tạo đk cho hs tự gd,tự rèn luyện....

1.3. GD lao động và hướng nghiệp-dạy nghề

a) GD lao động:là quá trình tác động hình thành cho hs kiến thức,thái độ và kĩ năng lao động để trở thành ng lao động sáng tạo trong tương lai

Giáo dục hướng nghiệp-dạy nghề: giáo dục hướng nghiệp là những tác động định hướng nghề nghiệp cho hs nhằm giúp cho hs lựa chon nghề phù hợp với năng lực,sở trường,nguyện vọng các nhân và phù hợp với yêu cầu nhân lực của xh.

-dạy nghề ở trường trung học thường tiến hành theo các môn kĩ thuật,nhằm giúp hs có những kiến thức,kĩ năng đối với 1 số nghề nhất định

* Nhiệm vụ của GD lao động

- GD cho HS ý thức,thái độ đúng đắn với lao động,thấy được nghĩa vụ lao động của ng công dân trong việc làm giàu đẹp cho gia đình,quê hương đất nước;gd tình yêu thương đối với ng lao động,quý trọng sp lao động

- Cung cấp cho HS học vấn kỹ thuật tổng hợp, phát triển tư duy kỹ thuật hiện đại

- Hình thành cho HS thói quen lao động có văn hóa cùng với các kĩ năng lao động tự phục vụ bản thân,gia đình và nhà trường

- Chuẩn bị cho HS kỹ năng lao động kỹ thuật nghề nghiệp ở một số lĩnh vực nghề nghiệp nhất định

- Tổ chức các hoạt động nhằm giúp HS hiểu biết cơ bản về các ngành, nghề, thị trường lao động trước mắt và lâu dài

- Tổ chức cho HS trực tiếp tham gia lao động sản xuất và các loại hình lao động khác góp phần sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần cho bản thân và XH.

- Định hướng nghề nghiệp

- Tư vấn nghề nghiệp

- Tuyển chọn nghề.

* phương pháp,hình thức gd lao động:

- gd thông qua Lao động học tập:thông qua học tập các môn học,đây cũng là hình thức lao động quan trọng và phổ biến nhất của hs

-học tập lao động:học tập tiến hành trong các giờ thực hành ở lớp,xưởng,vườn trường,cơ sở sx...

- Lao động sản xuất của HS trong nhà trường:hs trực tiếp tham gia vào quá trình lao động ở gia đình,nhà trường và các tổ chức đoàn thể

- Lao động công ích XH:các loại hình lao động phục vụ cho địa phương,các hoạt động xh

- thông qua lao động tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong cuộc sống

* Một số yêu cầu để tổ chức lao động cho HS có hiệu quả

- Tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất theo kế hoạch, phân bố ND của GD lao động theo trình tự GD.

- Lựa chọn đa dạng lao động để HS làm quen với các dạng lao động XH phong phú.

- Lựa chọn các hình thức LĐ theo hướng phức tạp dần và phù hợp với lứa tuổi, giới tính của HS;đảm bảo tính vừa sức,đa dạng,sáng tạo vè tập thể trong lao động

- Tổ  chức LĐ phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

- Những người hướng dẫn LĐ cần phải có kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực lao động để đảm bảo lao động mang lại hiệu quả.

-trong dạy nghề phải có sự thống nhất giữa dạy lý thuyết và dạy kĩ năng thực hành

-gd hướng nghiệp hình thành cho hs các tri thức về 1 số nghề nghiệp của địa phương,đất nước

+giúp hs có hứng thú với 1 số nghề nghiệp

1.4. Giáo dục thể chất-quân sự

* Ý nghĩa của GD thể chất: là quá trình tác động sp hướng vào việc hoàn thiện thể lực cho hs,phtrien kĩ năng vân động cho cơ thể,tạo nên cuộc sống ổn định,lối sống có văn hóa.

- Thúc đẩy HS phát triển thân thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất cho HS 1 cách đúng đắn ,hợp lí và khoa học nhất

-phát triển các phẩm chất vận động,kĩ năng vận động,kĩ năng chăm sóc,bảo vệ thân thể và sức khỏe

-hình thành hứng thú bền vững và nhu cầu tập luyện thể dục và hoạt động thể thao 1 cách hệ thống

- Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của HS, là bộ phận hợp thành của nền GD phát triển toàn diện.

- Làm cho tinh thần con người mạnh khỏe, cuộc sống vui vẻ, văn minh…

-trang bị cho hs những hiểu biết thường thức về quốc phòng toàn dân,các hoạt động quân sự

-tập luyện để hình thành các kĩ năng quân sự.gd ý thức cảnh giác chính trị,ý thức về nghĩa vụ,trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

* Nhiệm vụ của GD thể chất trong nhà trường

- Tăng cường thể chất, sức khỏe cho HS

- Giúp HS nắm vững tri thức cơ bản và kỹ năng kỹ xảo  của vận động thể dục thể thao, tạo thói quen tự giác rèn luyện thân thể một cách KH.

- Truyền thụ tri thức vệ sinh cần thiết cho HS, bồi dưỡng thói quen vệ sinh tốt, hướng dẫn HS phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ và tăng cường sức khỏe tâm sinh lý.

- Thông qua thể dục, tiến hành GD phẩm chất đạo đức cho HS, tạo nên phong cách đạo đức tốt đẹp, cao thượng.

* Nội dung GD thể chất trong nhà trường

-thông qua các bài học thể dục,Vận động thể dục thể thao,đây là hình thức gdtc cơ bản,bắt buộc đối với hs,là ND chủ yếu nhất của thể dục nhà trường.

- các hình thức liên quan vệ sinh-sức khỏe trong chế độ học tập và sinh hoạt

-gd quân sự thông qua các bài huấn lí luận quân sự,các bài học lí thuyết về chiến thuật,về vũ khí...;tổ chức luyện tập tại thao trường,tổ chức các hội thao quân sự

2. Những nội dung GD mới

2.1. GD môi trường

2.2. GD dân số

2.3. GD giới tính

2.4. GD phòng chống ma túy

2.5. GD giá trị

2.6. Giáo dục quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro