Cau 15 Phục hồi các chi tiết bằng cách chuyển sang kích thước sửa chữa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 15 Phục hồi các chi tiết bằng cách chuyển sang kích thước sửa chữa

Bản chất của phương pháp là gia công cơ khí, khắc phục tất cả các khuyết tật bề mặt của một chi tiết, cũng như phục hồi hình dạng chi tiết từ một cặp tiếp xúc. Ví dụ: Đường kính của chi tiết thứ nhất là xilanh, sau khi tiến hành tiện, đường kính sẽ được tăng đến một trong những kích thước sửa chữa cụ thể. Chi tiết thứ hai của mối liên hệ lắp ráp là piston. Trong trường hợp này được thay bằng piston sửa chữa được chế tạo theo kích thước sửa chữa tương ứng. Sự lựa chọn các kích thước sửa chữa được quyết định bởi các điều kiện sử dụng, cường độ mòn và đặc tính bền vững của chi tiết được gia công.

Nếu sau một thời gian giữa các lần sửa chữa, độ mòn của chi tiết trục (cổ trục) là iBmm (hình 1-42). Lượng dư gia công là dB, thì sau lần sửa chữa thứ nhất, đường kính cổ trục sẽ là:

          d1 = d0 - 2 (in + dB) = d0 - r

Trong đó:

d0- đường kính ban đầu của cổ trục (mm)

d1- đường kính cổ trục sau khi tiện lần thứ nhất (mm)

r = 2(in + dB) - Phạm vi sửa chữa

Đường kính cổ trục d1- được gọi là kích thước sửa chữa lần thứ nhất của chi tiết đã cho. Như vậy, tương ứng đối với bạc phải có đường kính nhỏ hơn một lượng r (điều này đạt được bằng cách thay thế bạc đỡ hay đúc lại bạc).

Khi sửa chữa lần thứ hai, đường kính cổ trục được xác định theo công thức:

d2 = d1 - r = d0 - 2r

Trong đó:

d2- Kích thước sửa chữa lần thứ 2 của trục (mm).

Trục có thể được tiện đến một đường kính nào đó dK, đường kính này xác định theo các điều kiện độ bền. Khi đó số lần sửa chữa n lớn nhất

(n = nmax - số lần chi tiết có thể được thực hiện sửa chữa trong thời gian sử dụng) sẽ là:

Phương pháp phục hồi các chi tiết, bằng cách chuyển sang kích thước sửa chữa (còn gọi là phương pháp tiêu chuẩn) được áp dụng khi sửa chữa động cơ đốt trong, các máy phụ, các thiết bị khác,...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#magic