Câu 17.chuyển hóa thặng dư thành tư bản-tích lũy tư bản.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 17.Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản – tích lũy tư bản.

Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản , quy mô tích lũy tư bản ngày càng tăng lên. Quy mô tích lỹ tư bản phụ thuộc vào hai trường hợp sau :

Một là, trường hợp khối lượng giá trị tặng dư không đổi thì quy mô tích lũy của tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng tư bản.

Hai là, nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô tích lũy của tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Trong trường hợp này khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào các trường hợp sau:

+ Trình độ bóc lột sức lao động bằng phương pháp : tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động ,cắt giảm tiền lương của công nhân.

+ Tăng năng suất lao động xã hội.

+ Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng ngày càng lớn.

+ Quy mô tư bản ứng trước : bộ phận tư bản khả biến càng lơn thì khối lượng giá trị thặng dư càng cao, tạo điều kiện tăng quy mô tích lúy của tư bản.

Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.

Các tư bản phân chia giá trị thặng dư theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh các ngành .

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Ở mỗi ngành sản xuất có những điều kiện sản xuất khác nhau,vì lợi nhuận và tỷ suất lợi cũng không giống nhau, các tư bản ở những ngành có lợi nhuận thấp sẽ chuyển sang nhưng ngành có lợi nhuận cao để đầu tư,do đó sinh ra cạnh tranh giữa các ngành.

Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi bình quân chung cho tất cả các ngành, và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.

Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Khi giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật về giá cả sản xuất.

Nghiên cứu quá trình hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có ý nghĩa cả về chính trị và kinh tế:

+ Tỷ suất lợi nhuận bình quân vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản tham gia bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân, do đó, cuộc đấu tranh của công nhân chống tư sản chỉ mang lại kết quả khi công nhân đoàn kết lại với tư cách là một giai cấp.

+ Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất che giấu nguồn gốc của giá trị thặng dư, làm cho người ta nhầm tưởng cứ đầu tư một lượng tư bản như nhau thì thu được lợi nhuận bằng nhau, dẫn đến quan điểm tư bản sinh lợi nhuận.

+ Sự hình thành lợi nhuận bình quân cho thấy cạnh tranh có tác dụng ngăn cản độc quyền, thúc đẫy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro