Câu 17 cơ chế quản lí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 17 phân tích quá trình đổi mới cơ chế quản lí của đảng trước đổi mới??

-Trước đổi mới, cơ chế quản lí nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu sau:

+Thứ nhất nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới.Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Lỗ hay lãi đều do nhà nước chịu trách nhiệm.

+Thứ hai các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất,kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh.

+Thứ ba quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị triệt tiêu,nhà nước quản lý nền kinh tế và kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.

+Thứ tư bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lí kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.

-Chế độ bao cấp được thực hịên dưới các hình thức chủ yếu sau:

+ bao cấp quá giá:nhà nước quyết định giá trị tài sản,thiết bị,vật tư,hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường.Đây là hình thức phổ biến và nghiêm trọng nhất

+Bao cấp qua chế độ tem phiếu: nhà nước quy định chế độ phân phối và vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ,công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu.Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá trị thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật,thủ tiêu động lực kích thích người lao đông và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động

+Bao cấp theo cơ chế cấp phát vốn của ngân sách,nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả nảy sinh cơ chế “xin cho”

*nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

-Cơ chế cũ bộc lô nhiều khuyết tật và hậu quả là nền đất nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trong bối cảnh đó, Hội nghị trung ương 6 họp ngày (18-27/8/1979) đã được triệu tập để bàn cách thoá gỡ những khó khăn về kinh tế xã hội, tìm lối thoát cho nền kinh tế lâm  vào khủng hoảng.

+Hội nghị thông qua nghị quyết số 20-NQ/TW: về tình hình và nhiệm vụ cấp bách.

+Nghị quyết 21-NQ/TW: về phương hướng nhiệm vụ phát triển hàng công nghiệp tiêu dung và công nghiệp địa phương:

=> Cốt lõi của hai nghị quyết này là mở hướng cho sản xuất “bung ra” kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

- Thực hiện tinh thần làm cho sản xuất “bung ra”, chính phủ đã xông bố các quyết định mới về kinh tế.

+Quyết định ngày 16/8/1979 về việc bãi bỏ các trạm kiểm soát có tính chất ngăn song cấm chợ, ngăn cản việc lưu thông hàng hoá.

+Ngày 13/1/1981, ban bí thư đã ra chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.

+Ngày 21/1/1981 họi đồng chính phủ ra quyết định 25-CP về một số chủ trưng và iện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của xí nghiệp quốc doanh.

+Ngày 21/1/1981 chính phủ cũng đã ban hành quyết định 26-CP về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước.

-Tháng 6/1985, Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 8 đã họp bàn về giá-lương-tiền. Hội nghị chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tuyenxd9b