cau -18

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 18: Vai trò của ngân hàng Trung ương đối với sự phát triển kinh tế. Liên hệ với hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đáp án:

1- Khái quát về ngân hàng Trung ương

• Hiểu về Ngân hàng Trung ương:

-sự ra đời:

+thời kì đầu chưa có NHTW, các ngân hàng thực hiện đồng thời các nghiệp vụ: nhận tiền gửi và cho vay, phát hành kỳ phiếu của mình, chuyển tiền...

+đầu thế kỉ 18, Nhà nước của các nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng cách hạn chế số lượng các ngân hàng được phát hành kỳ phiếu.

+đến thế kỉ 19:Nhà nước của một số nước ra đạo luật chỉ cho phép duy nhất 1 ngân hàng phát hành tiền.

+ đầu thế kỉ 20, Nhà nước của các nước chưa có điều kiện can thiệp vào hoạt động kinh tế thông qua tác động của tiền tệ, nên việc phát hành tiền tệ đều do các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân. Sau cuộc khủng hoảng 1929-1933, Nhà nước của các nước đã tăng cường hơn nữa can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế, bằng cách tiến hành quốc hữu hóa hoặc thành lập mới Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, nhằm nắm trọn quyền phát hành tiền tệ để qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô. NHTW ra đời.

2- Khái quát các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Trung ương:

• Phát hành và đảm bảo lượng tiền cho lưu thông.

• Cho vay các Ngân hàng thương mại.

• Can thiệp vào thị trường tài chính.

• Thanh tra và kiểm soát hoạt động ngân hàng thương mại và các TCTD khác.

• Tổ chức hoạt động thị trường Mở.

3- Vai trò của ngân hàng Trung ương:

• ổn định nền kinh tế:

- ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát: Chính sách tiền tệ quốc gia và sự ổn định tiền tệ. Tùy từng thời kì mà NHTW tiến hành CSTT thắt chặt hay nới lỏng.

- ổn định tỷ giá: Quỹ bình ổn hối đoái và sự can thiệp ngoại hối.

- ổn định thị trường tài chính: Cung, cầu tiền tệ, sự biến động của lãi suất, tỷ giá và thị giá

chứng khoán.

• Điều chỉnh cơ cấu kinh tế:

- Điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn để điều chỉnh khối lượng và cơ cấu đầu tư làm thay đổi nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế.

- Điều tiết, định hướng hoạt động của thị trường chứng khoán và hoạt động của các ngân

hàng thương mại.Ta có thể thấy thị trường chứng khoán Vn hiện nay đang được ngân hàng TW và các ngân hàng thương mại dẫn hướng cho thị trường.

• Tăng trưởng kinh tế:

- Tạo vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế và sự gia tăng của GDP. tất nhiên những ngành như giáo dục hay cầu đường luôn luôn quan trọng nhưng lợi nhuận ít thì tất nhiên chỉ có ngân hàng nn đầu tư.

- Kích thích sự tăng trưởng kinh tế thông qua điều tiết mức cung tiền tệ (MS) và chính sách lãi suất.

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước thông qua các hoạt động cung cấp tín dụng cho Chính phủ (làm đại lý phát hành trái phiếu, tín phiếu) nhằm tăng chi tiêu của chính phủ, thu hút đầu tư tư nhân, tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân. nói j thì nói nhung khi hành dộng như vậy thì hiện tượng bội chi ngân sách là vấn đề đáng lưu ý nó ảnh hưởng tới các vấn đề khác như lạm phát gây sức ép lên người dân và các doanh nghiệp trong mặt nào đó nó là phương thuốc thúc đây kinh tế nhưng cần cẩn thận

- Nâng cao hiệu quả đầu tư theo dự án: Xây dựng phân tích lựa chọn và khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển có triển vọng hiệu quả.

- Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

4- Hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc phát huy những vai trò này:

• Chống lạm phát, kiểm soát lạm phát: duy trì lạm phát vừa đủ ( 1 con số mỗi năm) cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế-xã hội.

• Can thiệp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ và vàng giữ vững tỷ giá và giá vàng trong thị trường có tính chất làm cơ sở ổn định thị trường tự do của tư nhân

• Cung cấp vốn và điều tiết vốn tín dụng cho nền kinh tế thông qua điều tiết lãi suất, hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại: kể cả cho vay trực tiếp thường xuyên và cho vay tái chiết khấu

• Phát hành và quản lý phương tiện thanh toán mới

• Cung cấp vốn cho chính phủ thông qua việc làm đại lý phát hành về tổ chức lưu thông tín phiếu kho bạc Nhà nước.

Tuy vậy:

• Qui chế điều tiết chưa được xác định thống nhất dẫn đến việc điều hành và can thiệp vào thị trường còn chưa chủ động kịp thời, sự ổn định thiếu chắc chắn.

• Tiềm lực tài chính hạn chế --> thuộc vào chính phủ và Bộ Tài chính ở mức độ lớn hơn sự cần thiết.

• Các công cụ lưu thông tín dụng và công cụ tài chính còn nghèo nàn, đơn điệu -->chưa thu

hút được tiềm lực tài chính có sẵn trong nước, đặc biệt trong dân cư và sự phát triển của thị trường tài chính quá chậm trong khi nhu cầu vốn rất lớn và cấp bách.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro