Câu 19 20 21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 19. Anh (chị) hãy hãy nêu khái niệm cơ bản về bê tông dùng chất kết dính vô cơ? Yêu cầu cơ bản đối với bê tông? Ưu điểm và nhược điểm của bê tông?

Trả lời

- khái niệm

+ là những vật liệu đá nhân tạo không nung.

+ thành phần gồm có cốt liệu, chất kết dính, dung môi và phụ gia.

+ được nhào trộn theo một tỷ lệ nhất định, rắn chắc lại mà thành

+ hỗn hợp nguyên liệu mới nhào trộn gọi là hỗn hợp bê tông hay bê tông tươi.

+ hỗn hợp bê tông sau khi cứng rắn, chuyển sang trạng thái đá gọi là bê tông.

+ bê tông có cốt thép gọi là bê tông cốt thép

- yêu cầu cơ bản đối với bê tông

+ hỗn hợp bê tông mới trộn phải có độ dẻo hợp lý.

+ hỗn hợp bê tông mới trộn phải có tốc độ rắn chắc hợp lý.

+ đá bê tông sau khi rắn chắc phải đạt được những chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế.

+ bê tông phải có giá thành hợp lý.

- ưu khuyết điểm của bê tông

+ khi mới trộn hỗn hợp bê tông có tính dẻo nên dễ dàng tạo được hình dạng thiết kế nào.

+ đạt được bất kỳ chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế nào do thiết kế yêu cầu.

+ có khả năng làm việc rất tốt với cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép.

+ có giá thành thấp.

+ khá bền vững và ổn đinh với mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm

Nhược điểm

+ nặng, kết cấu có kích thước lớn, cồng kềnh khó cơ giới hóa trong xây dựng.

+ cường độ chịu nén lớn nhưng cường độ chịu kéo thấp.

+ khả năng cách âm cách nhiệt kém.

+ khả năng chống ăn mòn trong môi trường xâm thực yếu.

Câu 20. Anh (chị) hãy trình bay vai trò của vật liệu  xi măng trong khi chế tạo bê tông nặng? phân tích những yêu cầu kỹ thuật của xi măng khi chế tạo bê tông nặng.

Trả lời

*) vai trò của xi măng khi chế tạo bê tông nặng

- chúng cùng với nước tạo thành hồ chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu, đồng thời lấp đầy khoảng trống giữa các hạt cốt liệu.

- tạo ra độ dẻo ban đầu cho hỗn hợp cho bê tông.

- liên kết các hạt cốt liệu lại với nhau tạo ra cường độ cho bê tông.

- đóng vai trò chính trong các hiện tượng biến dạng, ăn mòn, chịu nhiệt…

- quyết định giá thành của bê tông.

*) yêu cầu kỹ thuật của xi măng.

- chủng loại xi măng: để chế tạo bê tông ta có thể  dùng xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền sunfat, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi măng khác thỏa mãn yêu cầu của TCVN 2682:1999.

- mác của xi măng: việc lựa chọn mác để chế tạo bê tông là đặc biệt quan trọng vì nó vừa phải đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế vừa phải đảm bản yêu cầu kinh tế.

+ nếu dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao thì lượng xi măng sử dụng cho  1m3 bê tông sẽ nhiều lên không đảm bảo kinh tế.

+ nếu dùng xi măng mác cao chế tạo bê tông mác thấp thì lượng xi măng tính toán được để sử dụng cho 1m3 bê tông sẽ rất ít không đủ để liên kết toàn bộ các hạt cốt liệu với nhau, mặt khác hiện tượng phân tầng của bê tông dễ xảy ra, gây nhiều tác hại xấu cho bê tông.

Vì vậy cần tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao và ngược lại xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp

- tốc độ ninh kết: của xi măng phải hợp với TCVN 2682:1999, tuy nhiên khi có yêu cầu riêng của công trình, thì xi măng có tốc độ ninh kết khác nhau.

- lượng dùng xi măng: tính bằng khối lượng xi măng trong 1m3 bê tông sau khi đã đầm chặt: Xmin≤X≤Xmax

Các giá trị Xmin, Xmax  được quy định cho từng loại công trình cụ thể.

Câu 21. Anh (chị) hãy trình bày vai trò của cốt liệu trong bê tông nặng? môđun độ lớn là gì và cách xác định? Thế nào là Dmax để chọn Dmax phải thỏa mãn các yêu cầu nào?

Trả lời

*) vai trò của cốt liệu trong bê tông nặng

- cốt liệu nhỏ: cát

+ cùng với xi măng và nước chế tạo ra vữa xi măng lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn và bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu lớn tạo ra khối bê tông đặc chắc.

+ là thành phần cùng với cốt liệu lớn tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông.

+ làm giảm giá thành của bê tông.

- cốt liệu lớn

+ là thành phần chính tạo ra bộ khung xương chịu lực cho bê tông.

+ chiếm một thể tích lớn nhất trong HHBT và giảm giá thành của sản phẩm.

*) môđun độ lớn:                  Mđl=(A2.5+A1.125+A0.63+A0.14)/100    

*) Dmax

- Dmax là đường kính lớn nhất của cốt liệu tương ứng với cỡ sàn có lượng sót tích lũy nhỏ hơn và gần 10% nhất.

- yêu cầu Dmax

+ không vượt quá 1/5 kích thước nhỏ nhất giữa các mặt trong của ván khuôn.

+ không vượt quá 3/4 kích thước thông thủy giữa hai thanh cốt thép kề nhau.

+ đối với kết cấu panel mỏng, sàn nhà, bản mặt cầu…thì không vượt quá 1/3 kích thước nhỏ nhất của kết cấu

+ không vượt quá 1/3 đường kính trong của bơm( đối với bê tông bơm).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro