Câu 19: cơ trơn?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 19: Phân loại, cấu tạo, phân bố và chức năng của cơ trơn?

 Phân loại:

Cơ trơn được chia thành 2 loại:

■ Cơ biểu mô (myoepithelial cells): là loại cơ trơn có nguồn gốc từ ngoại bì phôi. Vd: cơ dựng lông; cơ co giãn đồng tử của mắt; cơ co tuyến lệ, tuyến sữa, tuyến nước bọt và tuyến mồ hôi.

■ Cơ trơn chính thức: Tế bào có dạng hình thoi, nhân nằm chính giữa, trong cơ chất có các tơ cơ và xơ cơ là các protein co rút. Chiều dài mỗi sợi cơ trơn từ 20 - 500μm, đường kính lớn nhất từ 8 - 10μm.

 Cấu tạo:

■ Sợi cơ trơn:

○ Tế bào cơ trơn (sợi cơ trơn) không có vân ngang, thường có hình thoi. Mỗi sợi cơ trơn có 1 nhân, nằm ở phần phình ra ở giữa các sợi cơ, có hình trứng. Mỗi nhân chứa 1 - 2 hạt nhân. Tế bào chất có chứa nhiều ty thể, myoglobin và hạt glycogen, lưới nội bào kém phát triển.

○ Sợi cơ trơn được phủ bởi 2 màng: màng bào tương và màng đáy. Bên ngoài màng đáy có những sợi tạo keo và sợi võng nhỏ có tác dụng gắn các sợi cơ với nhau.

○ Chiều dài sợi cơ khác nhau tùy cơ quan. Vd: sợi cơ trơn ở thành ruột dài khoảng 0.2mm, ở thành mạch máu chỉ dài 20μm.

■ Xơ cơ trơn:

○ Có ba loại xơ: xơ actin, xơ myosin và xơ trung gian (desmin hoặc vimentin)

○ Các xơ xếp với nhau thành bó, chạy dọc theo chiều dài của sợi cơ, đính vào các thể đặc hoặc tấm đặc, tạo thành bộ khung vững chắc cho tế bào cơ trơn khi co rút.

○ Số lượng xơ actin lớn hơn nhiều so với xơ myosin. Xơ actin không có phân tử troponin. Đầu hình cầu của xơ myosin liên kết với phân tử actin.

■ Mô cơ trơn:

○ Những sợi cơ trơn hợp lại với nhau thành từng bó, hoặc từng lớp bằng cách lồng vào nhau, phần phình to của sợi này nằm cạnh đầu thon nhỏ của sợi bên cạnh.

○ Giữa các sợi cơ là khoảng gian bào, trong đó có chứa sợi collagene, sợi võng và chất gian bào, giúp gắn các sợi cơ với nhau.

○ Ở các tạng rỗng, các sợi cơ trơn hình thành nên 2 lớp cơ: những sợi của lớp trong xếp theo hướng vòng, những sợi của lớp ngoài xếp theo hướng dọc.

○ Xen giữa các bó sợi cơ trơn là mô liên kết, mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh.

 Phân bố và chức năng:

■ Cơ trơn tạo nên phần lớn các cơ quan nội tạng ở động vật.

■ Cơ trơn có ở thành các tạng rỗng, ở thành mạch, ở da và một số cơ quan khác.

■ Cơ trơn co giãn chậm, đều, lâu mỏi và hoạt động không theo ý muốn, chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật.

■ Cơ trơn có khả năng tái sinh khi bị tổn thương.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro