cau 19 tccc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 19: Phân biệt ngân hàng Trung ương và ngân hàng thương mại, từ đó nêu lên ý nghĩa của công cuộc đổi mới Hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam từ năm 1988.

Đáp án:

1- Khái quát mô hình ngân hàng hai cấp:

• Ngân hàng Trung ương

• Ngân hàng thương mại

• Hệ thống ngân hàng hai cấp (từ đầu thế kỷ 20 - nay)

2- Sự khác nhau:

• Khác nhau về chức năng và nghiệp vụ:

-NHTW: chức năng: + phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng tiền cung ứng

+là ngân hàng của các ngân hàng.

Thực hiện nghiệp vụ: • mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các Ngân hàng và các TCTD (2 loại tài khoản tiền gửi: tiền gửi thanh toán và tiền gửi dự trữ bắt buộc)

•cho vay đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng: tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại và các TCTD khác bằng nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu

• trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng: thanh toán từng lần và thanh toán bù trừ.

+ là ngân hàng của nhà nước:

•là cơ quan quản lý về mặt Nhà nước các hoạt động của cả hệ thống Ngân hàng bằng pháp luật.

• Thanh toán không dùng tiền mặt cho hệ thống kho bạc

•Xây dựng các dự án vay vốn nước ngoài, quản lý sử dụng theo dạng hoàn trả nợ nước ngoài, thực hiện các nghĩa vụ tài chính tiền tệ quốc tế.

-NHTM:chức năng: nhận tiền gửi và cho vay khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ:

• thay đổi tiền dự trữ

• tạo lợi nhuận từ việc cho vay

• Khác nhau về mục đích hoạt động: Mục đích của NHTW là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định và an toàn trong hệ thống Ngân hàng. Mục đích của NHTM là kinh doanh tạo ra lợi nhuận từ việc nhận gửi tiền và cho vay khách hàng.

• Khác nhau về vị trí và vai trò trong nền kinh tế: Ngân hàng trung ương là một cơ quan điều tiết ở tầm vĩ mô. Lấy cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô để điều tiết của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Trong khi, các ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế.

3- Quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và ngân hàng thương mại:

• Ngân hàng Trung ương là người quản lý về mặt Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại.

• Ngân hàng Trung ương đồng thời cũng là "bạn hàng" của các ngân hàng thương mại.

4- ý nghĩa của việc đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1988:

• Hệ thống ngân hàng trước năm 1988 (trước đổi mới): Là hệ thống ngân hàng một cấp.

Như vậy thực chất cả nước chỉ có một ngân hàng duy nhất, không có sự phân biệt giữa Ngân hàng Trung ương và ngân hàng thương mại. Một ngân hàng vừa thực hiện chức năng của ngân hàng Trung ương vừa thực hiện chức năng của ngân hàng thương mại; không có sự phân biệt giữa người quản lý và người thực hiện kinh doanh tiền tệ; không có sự phân biệt giữa nguồn vốn quản lý (phát hành) và nguồn vốn kinh doanh (tiền gửi, tạo tiền ghi sổ...) Do vậy, Hoạt động của ngân hàng không có hiệu quả không thể phát huy được vai trò và chức năng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Không có khả năng chống lạm phát và ổn định tiền tệ và tỷ giá hối đoái do không thể xây dựng chính sách tài chính quốc gia. Hệ thống ngân hàng, cấp trước đổi mới đơn giản chỉ là quỹ tiền tệ của Nhà nước phục vụ cho cơ chế bao cấp nặng nề về vốn đối với các doanh nghiệp quốc doanh

nhằm thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước.

• Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau đổi mới 1988.

hệ thống ngân hàng Việt nam trở thành một hệ thống với 2 cấp độ, cao nhất là ngân hàng Nhà nước Việt nam với tư cách là ngân hàng Trung Ương.

Các ngân hàng ở cấp độ đầu tiên, với tư cách là "các trung gian tài chính", là các "ngân hàng thương mại", được chia thành 4 loại như sau:

1. Các ngân hàng quốc doanh

2. Các ngân hàng cổ phần

3. Các ngân hàng liên doanh

4. Các ngân hàng nước ngoài

Có sự phân biệt giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương; trong các ngân hàng thương mại có nhiều loại hình sở hữu khác nhau kể các ngân hàng nước ngoài. Có sự phân định trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi và đối tượng hoạt động giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương. Có sự phân biệt về mục đích và các nghiệp vụ. Có thể xây dựng và vận hành chính sách tiền tệ quốc gia.

• Những ưu thế của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam sau đổi mới:

- Hoạt động ngân hàng có hiệu quả kinh tế cao hơn và thúc đẩy các doanh nghiệp hạch toán kinh tế đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Có thể kiểm soát được lạm phát và điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định tiền tệ và tỷ giá hối đoái.

- Hệ thống Ngân hàng đã bước đầu được hoàn thiện và thực hiện các chức năng, phát huy vai trò là công cụ để ổn định và phát triển kinh tế.

- Thị trường tài chính đã được hình thành và phát triển đặc biệt là thị trường tiền tệ liên ngân hàng và trung tâm giao dịch ngoại tệ.

• Tiếp tục đổi mới:

- Tăng cường tính độc lập tương đối trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và áp dụng lãi suất cho các ngân hàng thương mại, giảm hết sự lệ thuộc vào ngân hàng thương mại.

- Xác định rõ mối quan hệ ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương.

- Xây dựng quy chế điều tiết và can thiệp đúng mức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#asd