Câu 19 Trạm phát điện sự c

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 19       Trạm phát điện sự cố.

            3.5.1; Các yêu cầu và trang bị máy phát sự cố:

        Trên tầu thuỷ vấn đề an toàn cho con tầu, hàng hoá và tính mạng của con người rất được quan tâm trong thiết kế . Khi con tầu không hoàn toàn chủ động hoạt động được do trạm phát chính mất điện thì phải có một tổ máy phát điện sự cố cung cấp điện năng cho các phụ tải quan trọng nhất.

Theo Qui phạm của Đăng Kiểm Việt Nam 2003 (TCVN 6259:4-2003) trạm phát sự cố phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Nguồn sự cố phải độc lập hoàn toàn với nguồn chính.

- Vị trí đặt: các tổ máy phát điện sự cố và các thiết bị đi kèm phải đặt ở trên boong hở liên tục cao nhất và dễ dàng tới được từ boong  hở.

- Công suất của nguồn sự cố phải đảm bảo cung cấp cho tất cả các hệ thống điện thiết yếu để đảm bảo an toàn trong trường hợp sự cố.

- Nếu nguồn sự cố là máy phát thì phải thỏa mãn yêu cầu sau:

   + Động cơ lai máy sự cố phải là động cơ Diesel được tự làm mát được cung cấp nhiên liệu độc lập và nhiên liệu có điểm chớp cháy không nhỏ hơn 43OC.

   + Các tổ máy phát điện sự cố phải tự động khởi động khi trạm phát chính mất điện, tự động đóng cầu dao cấp nguồn sự cố trong thời gian không quá 45 giây.

- Nếu nguồn sự cố là ac qui thì phải thỏa mãn yêu cầu sau:

   + Mang hết tải sự cố theo yêu cầu mà không cần nạp lại trong suốt thời gian theo yêu        .          + Tự động đóng điện vào bảng điện sự cố khi mất nguồn chính.

            3.5.1; Trạm phát điện sự cố:

            Trạm phát điện sự cố bao gồm một máy phát sự cố cấp điện tới Bảng điện sự cố  Toàn bộ trạm phát sự cố đặt ở vị trí cao hơn boong chính của tàu, động cơ lai máy phát sự cố là diesel khởi động bằng điện, động cơ này được làm mát bởi một quạt gió gắn đồng trục với động cơ. Động cơ điện khởi động là động cơ một chiều kích từ nối tiếp được cấp nguồn từ ac qui, máy phát điện sự cố là một máy phát xoay chiều đồng bộ 3 pha có cùng giá trị điện áp và tần số với các máy phát chính.

          Bảng điện sự cố chỉ cấp nguồn cho một số phụ tải rất quan trọng như máy lái, các thiết bị điện hàng hải, bơm cứu đắm, thiết bị vô tuyến điện, chiếu sáng hành lang, …

        Trong chế độ công tác bình thường thì máy phát sự cố không hoạt động và thanh cái bảng điện sự cố được cấp điện từ bảng điện chính, khi Bảng điện chính mất điện, thanh cái Bảng điện sự cố mất điện, máy phát sự cố tự động khởi động và đóng điện lên thanh cái Bảng điện sự cố, từ Bảng điện sự cố điện năng được cấp trực tiếp đến các phụ tải rất quan trọng mà không qua Bảng điện chính. Giữa aptomát từ bảng điện chính và aptomát máy phát sự cố có khóa liên động lẫn nhau, có nghĩa là máy phát sự cố và các máy phát chính không thể công tác song song

            Các phụ tải sự cố bao gồm: hệ chiếu sáng (chiếu sáng sự cố buồng máy, hành lanh thuyền viên, câu lạc bộ, buồng lài, buồng máy lái, buồng hải đồ, boong cứu sinh…), các thiết bị thông tin liên lạc sự cố, các thiết bị tín hiệu cấp cứu.

Hình 3.11 mô tả sơ đồ nguyên lý hệ thống điều khiển máy phát sự cố.

- Cấu trúc hệ thống bao gồm các thiết bị sau:

1; DE: động cơ diesel

2 ; G: máy phát điện.

3; DC: Motor khởi động diesel lai máy phát.

4; K: contactor cảm biến điện áp trạm phát chính.

5; Bộ điều khiển động cơ đề gồm: Van khởi động có hai cuộn dây cuộn hút và cuộn giữ. Hai cuộn dây này đều có chức năng dịch trục motor đề vào khớp với trục động cơ diesel và đóng tiếp điểm cấp nguồn cho động cơ đề, ngòai ra còn có tiếp điểm B cảm biến tốc độ diesel..

6; C1, C2: các contator cấp nguồn cho hệ thống điện sự cố: C1 cấp từ trạm phát sự cố, C2 cấp từ trạm phát chính.

7; Bộ điều khiển các contactor gồm chuyển mạch chọn chế độ điều khiển và các nút ấn.

Hình 3.11

- Nguyên lý họat động:

            Khi trạm phát chính có điện thì cotactor C2 có điện đóng nguồn chính cho lưới điện sự cố, đồng thời cotactor K có điện mở tiếp điểm mạch điều khiển motor đề nên các cuộn dây hút và giữ không được cấp điện.

            Khi trạm phát chính mất điện thì cotactor C2 mất điện ngắt nguồn chính đến lưới điện sự cố do đó cotactor K mất điện đóng tiếp điểm mạch điều khiển motor đề nên các cuộn dây hút và giữ được cấp điện sẽ đồng thời vào ly hợp và cấp nguồn cho động cơ đề để khởi động diesel. Khi tốc độ động cơ diesel đạt tốc độ nổ thì tiếp điểm B nmở ra ngắt nguồn vào bộ điều khiển động cơ đề nên ngắt động cơ đề khỏi diesel và nguồn.

            Nếu chuyển mạch chọn chế độ điều khiển đặt ở vị trí Auto thì khi có đủ điện áp contactor C1 sẽ hút và cấp nguồn cho lưới sự cố từ máy phát sự cố.

            Nếu chuyển mạch chọn chế độ điều khiển đặt ở vị trí Man thì muốn cấp nguồn cho  lưới sự cố từ máy phát sự cố ta phải ấn nút ON, muốn ngắt nguồn thì án nút Trip.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#magic