câu 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2. Thực tiễn là gì ? vai trò của thực tiễn với quá trình nhận thức ?

Phạm trù thực tiễn.

-          Khái niệm: thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính có tích lịch sử - xã hội dưới sự chỉ đạo của tư duy nhằm cải tạo thế giới hiện thực.

Nội dung cơ bản của khái niệm:

+ Thực tiễn sản xuất vật chất là hình thức hoạt động nguyên thủy nhất, cơ bản nhất, bởi vì nó quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của loài người.

+ Thực tiễn chính trị - xã hội: là hình thức xã hội cao nhất quan trọng nhất bởi vì nó làm biến đổi các quan hệ xã hội tác độn g đến sự thay đổi của các chế độ xã hội loài người.

+ Thực tiễn thực nghiệm khoa học: Gắn liền với sự ra đời và phát triển của khoa học và của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.

Vai trò của thực tiễn với quá trình nhận thức.

-          Thực tiễn là cơ sở, nguôn gốc của nhận thức.

       + Mọi nhận thức của cong người xét đến cùng đều có nguồn góc tự thực tiễn. Thực tiễn cung cấp các tài liệu hiện thực khách quan làm cơ sở để con người nhận thức.

+ hoạt động thực tiễn làm giác quan của con người phát triển tinh tế hơn, giúp cho con người nhận thức thế giới tổ hơn.

+ Hoạt động thực tiễn còn tạo ra các công cụ phương tiện mới tinh vi giúp cho qua trình nhận thức của con người tốt hơn.

-          Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức.

+ Thực tiễn luôn phát triển, luôn đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi nhận thức phải giải quyết. do đó nhận thức cũng phải phát triển có như thế mới đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.

+ Mục đích của nhận thức là để cải tạo hiện thực, cải tạo thế giới theo nhu cầu, lợi ích của con người.

-          Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.

+ tuyệt đối thể hiện nó là tiêu chuẩn duy nhất, khách quan, cuối cùng để kiêm nghiệm chân lý, ngoài ra không còn cách khác.

+ Còn tình tương đối là sự giới hạn không gian và thời gian về sự vận động của thực tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro