câu 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Các loại hình doanh nghiệp và ưu nhược điểm của chúng

a. Doanh nghiệp Tư Nhân

Doanh Nghiệp Tư Nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, tức là tự mình làm chủ (tại Mỹ loại hình này chiếm tới 2/3 số doanh nghiệp), thành ra rất dễ thành lập, hễ có vốn và có óc kinh doanh là mở được

doanh nghiệp.Lợi điểm chính của loại hình này, như đã nói, là dễ thành lập, thứ hai là không chung đụng, hùn hạp phải có giao kèo lôi thôi tới ai, lời thì ăn, lỗ thì chịu. Chủ nhân đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thu nhập của doanh nghiệp. Nhược điểm chính của doanh nghiệp tư nhân là chủ nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ rủi ro hay thua lỗ khi điều hành doanh nghiệp. Giả sử doanh nghiệp bị thua lỗ đến phá sản (bankruptcy), chủ nhân vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và vẫn bị thưa kiện nếu không trả được các món nợ này. Nhược điểm thứ hai là khả năng kêu vốn hạn chế trong vòng quen biết; nếu muốn vay mượn ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp cao. Sau cùng là sự thiếu liên tục nếu chẳng may chủ doanh nghiệp qua đời hay không còn tiếp tục điều hành doanh nghiệp được nữa.

b. Doanh nghiệp Hợp Danh

Doanh nghiệp Hợp Danh là một loại doanh nghiệp có từ hai người trở lên, đồng ý hùn vốn để kinh doanh. Tất cả thành viên của doanh nghiệp loại này cùng có quyền kiểm soát hoạt động và chia lợi nhuận do doanh nghiệp mang lại. Lợi điểm chính của loại hình này là dễ thành lập. Các thành viên chỉ cần đồng ý và ký với nhau một bản thỏa thuận về các vấn đề như phần hùn và trách nhiệm của mỗi bên. Tại Mỹ, loại hình này còn có một lợi điểm nữa khiến cho nhiều doanh nhân lựa chọn loại này; đó là doanh nghiệp không bị đánh thuế thu nhập của Liên Bang. Lợi nhuận của mỗi thành viên trở thành thu nhập của mỗi người, và chỉ bị đóng thuế thu nhập trên căn bản cá nhân mà thôi. Nhược điểm chính của loại hình này là các thành viên hợp danh cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, nói một cách khác, tài sản riêng của mỗi thành viên có thể bị chủ nợ (của doanh nghiệp) sai áp khi doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ.

c. Doanh nghiệp Hợp Danh Trách nhiệm hữu hạn

Doanh nghiệp Hợp Danh TNHH gồm có một thành viên chính và một hay nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chính lãnh trách nhiệm điều hành doanh nghiệp cùng các trái khoản (tiền nợ) của doanh nghiệp. Các thành viên trách nhiệm hữu hạn không có quyền tham gia vào việc điều hành doanh nghiệp, và cũng không chịu trách nhiệm về các trái khoản lớn hơn số vốn họ đã bỏ ra. Lợi điểm chính của loại hình này là trách nhiệm hữu hạn về trái khoản. Các thành viên TNHH của doanh nghiệp loại này phải thỏa thuận trước về mức rủi ro tài chánh tối đa có thể xảy ra, đồng thời xác định số vốn mỗi thành viên TNHH phải đóng góp vào doanh nghiệp là bao nhiêu. Tại Mỹ, doanh nghiệp loại này phải đăng ký với tiểu bang để lấy Giấy Chứng nhận Doanh nghiệp HDTNHH xác nhận sự thỏa thuận của các thành viên như đã nói trong đoạn trên. Khi doanh nghiệp bị giải tán vì một lý do nào đó, thành viên TNHH có quyền rút lại số vốn đã đóng góp theo hợp đồng được ghi nhận trong Giấy Chứng nhận.

d. Công Ty Cổ Phần

Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp phổ thông nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Công ty do các cổ đông làm chủ (cổ đông là những người mua cổ phần của công ty). Cổ đông bầu ra một hội đồng quản trị (Board of Directors) và HĐQT sẽ thuê người điều hành doanh nghiệp. Ưu điểm chính của loại hình công ty là các cổ đông chỉ bị trách nhiệm hữu hạn về các trái khoản (nợ) của công ty theo tỷ lệ của số tiền đầu tư (mua cổ phần) mà thôi. Tài sản cá nhân của cổ đông không dính dáng đến doanh nghiệp. Sau khi thành lập thì công ty tự nó là một tư cách pháp nhân và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài chánh cũng như luật pháp. Nếu công ty có bị phá sản thì chủ nợ không thể đòi nợ từ các cổ đông. Ưu điểm thứ hai là khả năng gây vốn. Công ty có thể gây thêm vốn bằng cách bán thêm cổ phần của công ty cho các nhà đầu tư. Nhược điểm chính của công ty (theo luật của Mỹ) là bị đánh thuế hai lần. Công ty là một pháp nhân phải đóng thuế thu nhập của công ty. Phần lời của công ty chia lại cho các cổ đông, còn gọi là cổ tức (dividend) lại bị đóng thuế thu nhập cá nhân của mỗi cổ đông. Thí dụ chúng ta mua 1.000 cổ phần của công ty Coca Cola có tổng số 100.000 cổ phần, có nghĩa là chúng ta làm chủ 1% của toàn công ty. Khi tổng kết tài khóa hàng năm, Coca Cola phải đóng thuế thu nhập trên số lời của toàn công ty. Số lời còn lại sau khi đóng thuế sẽ được chia cho các cổ đông. Số lời này được xem là lợi tức của cá nhân cổ đông và phải đóng thuế lợi tức trên số tiền này. Tại Mỹ còn có một loại hình công ty gọi là S-Corporation; đăng ký theo hình thức này thì công ty không bị đánh thuế lợi tức, chỉ khi nào tiền lời chia lại cho cổ đông thì cổ đông mới đóng lợi tức mà thôi.

e. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Công ty TNHH khác với công ty cổ phần ở chỗ chủ nhân công ty không nhất thiết là cổ đông mà có thể gồm một hay nhiều thành viên như doanh nghiệp Hợp Danh. Các thành viên của công ty có thể tham gia trực tiếp vào việc quản trị công ty mà không cần Hội đồng Quản trị. Ưu điểm của công ty TNHH là không bị đánh thuế kép (cũng giống như S-Corporation). Tại nhiều tiểu bang (Mỹ) công ty TNHH chỉ cần một người đứng ra đăng ký cũng đủ. Ưu điểm thứ hai là trách nhiệm chỉ giới hạn trong số tiền đầu tư của thành viên mà thôi, cũng như không bị trách nhiệm khi công ty bị thưa kiện. Nhược điểm của công ty TNHH là khó gây vốn và không thể bán cổ phiếu như công ty cổ phần để gây vốn.

1. Công ty cổ phần:

*Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

*Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

*Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ).

*Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

*Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm:

*Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

*Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

*Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

*Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

*Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần

Nhược điểm:

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình Công ty cổ phầncũng có những hạn chế nhất định như.

*Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

*Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:

*Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;

*Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

*Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty).

*Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

*Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

*Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

*Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

*Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm

*Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

*Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

*Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

*Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;

*Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

*Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

4. Công ty hợp danh:

*Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn (thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty);

*Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

*Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

*Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

*Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm:

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm:

Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và 2005 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.

Hợp tác xã

Có tư cách pháp nhân

Xã viên cùng góp vốn, cùng tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và được nhận lợi nhuận trên cơ

Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã, tính chất làm ăn nhỏ lẻ, canh tác tồn tại.

Công ty Liên doanh

Do các bên nước ngoài hoặc Việt Nam liên kết thành lập

Công ty 100% vốn nước ngoài

Do các bên nước ngoài hoặc bên nước ngoài thành lập.

Loại hình

Ưu điểm

Hạn chế

Doanh nghiệp Tư nhân

Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp

Không có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp

Công ty TNHH

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng h́nh thức đầu tư trực tiếp không có

Công ty Cổ phần

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty

Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng h́nh thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng h́nh thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty)

Công ty Hợp danh

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty

Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên

Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty.

Không có tư cách pháp nhân

Hợp tác xă

Có tư cách pháp nhân

Xă viên cùng góp vốn, cùng tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và được nhận lợi nhuận trên cơ

Sở hữu manh mún của các xă viên đối tài sản của ḿnh làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xă, tính chất làm ăn nhỏ lẻ, canh tác tồn tại.

Công ty Liên doanh

Do các bên nước ngoài hoặc Việt Nam liên kết thành lập

Công ty 100% vốn nước ngoài

Do các bên nước ngoài hoặc bên nước ngoài thành lập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro