Câu 2: Các phương pháp thiết kế, sự khác nhau của các phương pháp thiết kế?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tùy thuộc vào quy mô sản xuất, tính chính xác, đầy đủ tài liệu ban đầu, nội dung luận chứng kinh tế kỹ thuật và thời gian thiết kế, mà ta lựa chọn phương pháp thiết kế hợp lý. Trong thực tế chia ra làm 2 pp thiết kê đó là:

-          Thiết kế chính xác

-          Thiết kế gần đúng

a.       Thiết kế chính xác

Khi tài liệu ban đầu đầy đủ, chính xác, thời gian thiết kế đủ. Áp dụng khi thiết kê các nhà máy với quy mô lớn, tính chuyên môn hóa cao. Pp thiết kế dựa trên cơ sở là lập quy trình CN chính xác cụ thể tỷ mỷ cho từng lại sản phẩm. Nhưng để có QTCN cụ thể, chính xác cho từng loại sản phẩm là rất khó, khối lượng công việc lớn. Vì vậy phương pháp này ít được ứng dụng trong thực tế của nước ta.

b.       Thiết kế gần đúng

Có thể sử dụng theo 4 pp:

Thiết kế theo phương pháp quy đổi:              

Thiết kế theo chương trình giả định

Dựa vào thiết kế mẫu,

Theo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được đút rút theo kinh nghiệm

·         Thiết kế theo phương pháp quy đổi

Bản chất của thiết kế theo phương pháp quy đổi là thiết kế QTCN cho sản phẩm hoặc chi tiết điển hình ( sau đây gọi chung là sản phẩm điển hình) và mọi tính toán đều dựa  vào sản phẩm điển hình

Nội dung và thứ tự các bước tiến hành thiết kế như sau

1.       Phân loại- ghép nhóm sản phẩm

2.       Lựa chọn sản phẩm điển hình của từng nhóm

3.        Qui đổi số lượng sản phẩm còn lại trong nhóm về số lượng sản phẩm điển hình.

Hệ số qui đổi được tính theo công thức:

Kqd =Kqd1.Kqd2.Kqd3                                 (1.2)

Trong đó:

- Kqd1: hệ số qui đổi tính đổi đến sự khác nhau về khối lượng giữa sản phẩm qui đổi đang xét so với sản phẩm điển hình trong nhóm

Kqd2­: Hệ số qui đổi kể đến ảnh hưởng của sự sau khác về sản lượng giữa sản phẩm qui đổi đang xét và sản phẩm điển hình trong nhóm

Kqđ3: Hệ số qui đổi kể đến ảnh hương của sự sai khác về độ phức tạp công nghệ giữa sản phẩm qui đổi đang xét và sản phẩm điển hình trong nhóm

4.       Thiết kế QTCN cho sản phẩm điển hình

Dựa vào chương trình sản xuất đã qui đổi được, nghĩa là dựa vào các các tài liệu ban đầu của sản phẩm điển hình và sản lượng qui đổi để tiến hành thiết kế QTCN cho sản phẩm điển hình phù hợp với dạng sản xuất theo sản lượng tính toán qui đổi (Ntt).

5.       .Xác định khối lượng lao động cho từng bộ phận, phân xưởng và toàn nhà máy theo QTCN đã thiết kế

6.       Trên cơ sở khối lượng lao động đã tính toán và thiết kế cho các nội dung còn lại.

Phương pháp này thường được áp dụng khi thiết kế các nhà máy, phân xưởng thuộc loại hình sản xuất hàng loạt vừa, hàng loạt nhỏ, và đôi khi cả điều kiện sản xuất đơn chiếc.

·         Thiết kế theo chương trình giả định

Thiết kế theo chương trình giả định được sử dụng khi sản phẩm sẽ chế tạo của nhà máy thiết kế chưa được xác định một cách chính xác và cụ thể, ví dụ khi thiết kế các phân xưởng hoặc các nhà máy thử nghiệm hoặc sản xuất đơn chiếc. Trong từng trường hợp này, kết cấu sản phẩm và chi tiết của sản phẩm chưa biết cụ thể

Nội dung tiến hành phương pháp này như sau

1. Chọn một sản phẩm nào đó coi là sản phẩm mà nhà máy thiết kế sẽ sản xuất – gọi là sản phẩm giả định ( hoặc qui ước), để lấy các số liệu ban đầu làm cơ sở cho các bước tính toán, thiết kế.

2. Thiết kếQTCN cho các chi tiết của sản phẩm  giả định phù hợp với dạng sản xuất theo sản lượng.

3. Xác định khối lượng lao động cho từng bộ phận, phân xưởng và toàn nhà máy theo QTCN của sản phẩm giả định

4. Trên cơ sở khối lượng lao động, tính toán và thiết kế cho các bước tiếp theo

·          Thiết kế dựa vào thực tế

Thiết kế nhà máy dựa vào thực tế được sử dụng khi sản phẩm sẽ sản xuất trong nhà máy thiết kế đã hoặc đang sản xuất tại nhà máy (nếu thiết kế cải tạo hoặc nâng cấp, mở rộng) hoặc có những sản phẩm tương tự đã được sản xuất nơi khác.

Bản chất của phương pháp này như sau: Dựa vào các số liệu của nhà máy đã hoặc đang sản xuất hoặc của nhà máy khác đã đang sản xuất loại sản phẩm mà nhà máy thiết kế sẽ sản xuất hoặc sản phẩm tương tự để xác định các số liệu cho bản thiết kế mới; Song phải điều chỉnh cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, tổ chức và quản lý QTSX hiện tại và tương lai thông qua hệ số điều chỉnh Kth như sau:

Kth = Tm/ Tc                                                                                            (1.8)

Trong đó :

  - Kth: Hệ số điều chỉnh thực tế.

  - Tc, Tm: Khối lượng lao động của nguyên công đã hoặc đang sản xuất và nguyên công thiết kế mới của sản phẩm (h)

Hệ số hiệu chỉnh thực tế (Kth) phải nhỏ hơn đơn vị

Các bước xác định hệ số hiệu chỉnh như sau:

1. Phân loại các sản phẩm trong chương trình sản xuất của nhà máy thiết kế thành nhóm theo các đặc điểm kết cấu và tính công nghệ của sản phẩm.

2. Trong mỗi nhóm sản phẩm chọn một đến ba sản phẩm làm sản phẩm điển hình.

3. Trong các sản phẩm điển hình, chọn một hoặc một số nguyên công đặc trưng cho các nguyên công khác.

4. Định mức lao động cho các nguyên công đặc trưng.

5. Tính hệ số điều chỉnh thực tế (Kth)

6. Trên cơ sở khối lượng lao động thực tế đang sản xuất (hoặc đã sản xuất) của

sản phẩm và hệ số thực tế, tiến hành tính khối lượng lao động cho từng công đoạn, phân xưởng và toàn nhà máy

·         Thiết kế theo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

trong thực tế sản xuất, có những sản phẩm của nhà máy thiết kế đã được sản xuất lâu đời và ổn định ở các nhà máy khác. Các số liệu đinh mức đã được tổng kết, thống kê và đem so sánh, hiệu chỉnh để đưa thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Các chỉ tiêu này đã được đưa vào các số tay thiết kế xưởng hoặc các tài liệu thiết kế của ngành.

Các chỉ tiêu đó có thể là:

* Giờ - người cho một tấn sản phẩm; một sản phẩm; một ngàn đồng sản phẩm.

* Giờ- máy cho một tấn sản phẩm; một sản phẩm; một ngàn đồng sản phẩm.

* Sản lượng năm (theo tấn sản phẩm, số lượng sản phẩm hoặc ngàn VND) tính cho một thiết bị; một KW thiết bị hoặc một công nhân.

Khi thiết kế, dựa vào các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để tính các thông số của bản thiết kế như khối lượng lao động, số lượng, chủng loại, chất lượng trang thiết bị công nghệ, lao động, diện tích nhà xưởng... Theo sản lượng sản phẩm của nhà máy thiết kế.

Phương pháp này đơn giản, tính toán thiết kế nhanh nhưng mức độ chính xác không cao. Vì vậy phương pháp này thường được dùng ở giai đoạn thiết kế sơ bộ hoặc khi thiết kế phân xưởng, nhà máy cơ khí thuộc loại hình đơn chiếc, loạt nhỏ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro