Câu 2: Mô tả hệ thống địa chính thời Pháp thuộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Mô tả hệ thống địa chính thời Pháp thuộc

Trong gần 100 năm đô hộ VN, thực dân Pháp đã sử dụng địa chính vào việc điều hành KT-XH như một công cụ quan trọng để thống trị. Biện pháp kĩ thuật của họ là đo vẽ bản đồ và điều tra đất đai, lập địa bạ. Từ năm 1871 đến 1895 người Pháp đã xây dựng lưới tam giác, thành lập bản đồ địa chính các thôn, ấp, làng, xã ở Nam kì, xác định rõ ranh giới các loại đất, ranh giới đất của các chủ sở hữu. Những năm sau đó đã đo vẽ bản đồ địa chính ở nhiều khu vực, đặc biệt là những vùng đất màu mỡ. Tỷ lệ bản đồ địa chính ở vùng đô thị là 1:200, 1:500, 1;1000, ở vùng nông thôn đồng bằng là 1:1000, 1:2000, 1:4000, còn ở vùng núi la' 1:4000, 1:5000, 1:15000. Tiến hành lập sổ địa chính hay sổ địa bạ để làm căn cứ tính thuế, lập sổ thuế điền thổ, áp dụng giấy chứng nhận với đất đai khu vực đô thị. Về tổ chức đã lập ra các Nha Điền ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, mỗi vùng áp dụng 1 chế độ quản lý đất đai khác nhau.

        + Nam kỳ là xứ thuộc địa, thực dân Pháp áp dụng hệ thống địa chính Napoléon, thành lập bản đồ địa chính có tọa đổ, cải tiến địa bạ thời Nguyễn để quản lý đất đai.

+ Bắc kỳ là xứ bảo hộ, thực dân Pháp cho lập bản đồ giải thửa hoặc đo vẽ phác họa, chỉ ở vùng đô thị mới đo vẽ bản đồ địa chính chính xác.

+ Trung kỳ là xứ nửa bảo hộ của Pháp. Từ trước năm 1939 thực hiện chế độ Bảo tồn điền trạch còn sau đó áp dụng chế độ Quản thủ địa chánh.

Từ năm 1925, ở Nam Kỳ và vùng đấy nhượng địa như Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, chính phủ Pháp ra sắc lệnh áp dụng chế độ điền thổ thay cho chế độ địa bộ và chế độ để dương trước đó. Điểm đặc trưng của hệ thống địa chính này là: bản đò giải thửa được đo chính xác, sổ điền thổ dùng mỗi trang sổ cho một lô đất của một chủ, trong đó ghi rõ diện tích, vị trí, giáp ranh, biến động đất, tên chủ sở hữu, điều kiện liên quan, cầm cố… Điền chủ được cấp bằng khoán điền thổ, khi mất có thể đăng công báo và được cấp lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro