cau 2: SMLS cua GCCN. dieu kien khach quan quy dinh SMLS cua GCCN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa: Vừa dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa dựa trên thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và tổng kết lý luận, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa sau đây:

2.1.1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (hay xã hội xã hội chủ nghĩa) là nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Khi trình độ lực lượng sản xuất đã phát triển cao rất thuận lợi cho việc tiếp tục xây dựng thắng lợi, hoàn thiện chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội. 2.1.2. Xã hội xã hội chủ nghĩa đã xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội không xoá bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Bởi vì chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã nô dịch, áp bức bóc lột giá trị thặng dư đối với đại đa số nhân dân lao động. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu xã hội còn đan xen nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội và nhiều thàmh phần kinh tế. 2.1.3. Xã hội xã hội chủ nghĩa tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới Quá trình xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân, vìlợi ích của đa số nhân dân. Chính từ bản chất và mục đích đó mà chủ nghĩa xã hội sẽ là một kiểu tổ chức lao động mới của bản thân nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, để mọi người lao động có được tổ chức và kỷ luật lao động mới tự giác như thế, phải trải qua quá trình đấu tranh, từng bước hoàn thiện chủ nghĩa xã hội. 2.1.4. Xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất Nguyên tắc phân phối này là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này. 2.1.5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân Khi đề cập đến hệ thống chuyên chính vô sản, chủ nghĩa Mác-Lênin đã xác định rõ bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản. Thực chất nhà nước đó là do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, do nhân dân tổ chức ra. Thông qua nhà nước người dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. 2.1.6. Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện Nói bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội, là nói trong điều kiện, giai đoạn xã hội vẫn còn giai cấp, còn nhà nước, trước hết bình đẳng giữa các công dân, giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh (dù họ ở thành phần kinh tế nào...) trước pháp luật chung của nhà nước; bình đẳng nam - nữ, bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết toàn dân tộc, v.v

4.2.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản Mác và Ăng-ghen đã phân tích những điều kiện

khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Một là, giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được nền

công nghiệp hiện đại rèn luyện, tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh.

Có thể thấy điều kiện này ở các khía cạnh sau:

- Là con đẻ của đại công nghiệp: Đại Công nghiệp làm phá hàng loạt những người sản

xuất nhỏ, bổ xung lực lượng cho giai cấp công nhân. Đại công nghiệp phát triển sẽ thu hút lực

lượng lao động xã hội tạo thành tập đoàn người lao động công nghiệp. Yêu cầu sản xuất công

nghiệp rèn luyện người lao động ở tác phong, kỷ luật, trình độ...Giai cấp công nhân gắn liền

với sản xuất vật chất đi liền với nền công nghiệp hiện đại kể cả trong nền kinh tế tri thức vì

lao động sẽ làm xuất hiện công nhân trí thức hòa trộn trong một người lao động. Kể cả "Hậu

công nghiệp" vẫn không bỏ qua trình độ công nghiệp, vẫn gắn với công nhân.

- Giai cấp công nhân bị áp bức bóc lột nặng nề, là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai

cấp tư sản.

Không nắm tư liệu sản xuất chủ yếu, giai cấp công nhân mất quyền làm chủ quá trình tổ

chức lao động xã hội, phân phối sản phẩm xã hội.

Giai cấp công nhân bị bần cùng hóa so với giai cấp tư sản về khoảng cách thu nhập,

hưởng thụ vật chất. Vì không có tư hữu nên giai cấp công nhân có khả năng xây dựng một xã

hội hoàn toàn mới chứ không cải biến chút ít như giai cấp tư sản đã làm.

- Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giai cấp công nhân là lực lượng sản

xuất, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Do vậy đây là bộ phận đông nhất, cách

mạng nhất và quyết định nhất.

Hai là, địa vị kinh tế - xã hội khách quan còn tạo ra khả năng cho giai cấp công nhân trở

thành giai cấp triệt để cách mạng nhất có khả năng đoàn kết các giai cấp khác, đi đầu trong

cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.

- Giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết toàn bộ giai cấp vì: Có lợi ích cơ bản thống

nhất với nhau, cùng tồn tại trong điều kiện, môi trường như nhau. Họ cũng bị toàn bộ giai cấp

tư sản trong nước và quốc tế.

- Giai cấp công nhân có lý luận Cách mạng và khoa học dẫn đường đó là chủ nghĩa Mác

- Lênin. Điều đó làm cho giai cấp giác ngộ hơn, tinh thần Cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật

cao hơn các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng giúp họ khả

năng hoạt động đấu tranh để đạt được mục tiêu.

- Giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết các giai cấp khác (chủ yếu là các giai cấp

tầng lớp cùng bị thống trị với chủ nghĩa tư bản) vì họ có lợi ích kinh tế cơ bản phù hợp với

nhau. Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của các giai

cấp khác.

Tóm lại: Do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân tạo nên cho giai cấp công

nhân trở thành một giai cấp có địa vị hơn hẳn các giai cấp, tầng lớp khác, làm cho nó trở

thành giai cấp tiên tiến trong chủ nghĩa tư bản. Những đặc điểm đó tạo thành bản chất Cách

mạng của giai cấp công nhân, là cơ sở để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của

mình.

Cần phê phán các quan điểm sau:

- Quan điểm giai cấp công nhân đã "teo đi", tan biến vào các giai cấp tầng lớp khác do

vậy sứ mệnh lịch sử cũng mất đi. Quan điểm trên sai vì: số lượng của giai cấp có thay đổi

nhưng chất lượng không đổi. Giai cấp công nhân có tài sản nhưng mâu thuẫn với giai cấp tư

sản không mất đi mà trở nên sâu sắc. Giai cấp công nhân vẫn đại diện cho lực lượng sản xuất

tiên tiến. Giai cấp công nhân có một bộ phận được trung lưu hóa có cổ phần nhưng vẫn là giai

cấp cách mạng. Chủ nghĩa Mác không quan niệm một giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp

nghèo khổ nhất.

- Quan điểm cho rằng: Quan niệm của Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

trước kia là đúng nhưng sang nền " kinh tế tri thức" không còn phù hợp. Do đó sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân chuyển sang cho tầng lớp trí thức.

Trí thức có vai trò quan trong trong mọi thời đại, nhưng trí thức không thể lãnh đạo

được cách mạng, không còn sứ mệnh lịch sử như giai cấp công nhân vì:

Trí thức không bao giờ là lực lượng xã hội thuần nhất, họ không phải là giai cấp. Không

liên hệ với bất kỳ hình thức sở hữu nào, cũng không đại diện cho bất kỳ một phương thức sản

xuất nào. Họ không đối lập về kinh tế trước bất kỳ gia cấp - tầng lớp nào. Trí thức không có

lợi ích đối kháng trực tiếp với tư sản, họ không có hệ tư tưởng riêng. Phương thức lao động là

cá nhân ít liên kết.

- Có quan điểm cho rằng: nông dân có sứ mệnh lịch sử như công nhân. Không vì: Họ là

người lao động nhưng có tính tư hữu, không có hệ tư tưởng độc lập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#education