Câu 2: Tại sao độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi trong tư tưởng HCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Tại sao độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi trong tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc thuộc địa

Trả lời:

Vấn đề hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề giải phóng dân tộc, là độc lập cho dân tộc. Sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như lịch sử cách mạng hiện đại Việt Nam đã chứng minh nhận định trên. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1920, Nguyễn Aùi Quốc đến với Lê nin đến với Cách mạng tháng 10, Người cũng đã tìm thấy ở Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa là “cái cần cho chúng ta là con đường giải phóng chúng ta”. Hồ Chí Minh đã phân tích, phê phán, lên án một cách sâu sắc toàn diện cụ thể chủ nghĩa đế quốc thực dân, cũng như chế độ áp bức bóc lột của nó đối với các nước thuộc địa. Nhưng không phải giống như Mác và Lênin vì hai ông đứng ở giác độ của người cộng sản ở chính quốc để tìm và lý giải vấn đề thuộc địa. Còn Hồ Chí Minh lý giải vấn đề thuộc địa bằng góc nhìn từ phía dân tộc bị áp bức. Thông qua hình ảnh (con đỉa hai vòi) Hồ Chí Minh đã phát triển lý luận Mác – Lênin làm sáng tỏ hơn bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Quan trọng hơn là những kết luận mà Hồ Chí Minh rút ra có ý nghĩa to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc và cả đối với cách mạng vô sản thế giới.

Năm 1941, Người về nước chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Người vạch rõ “trong lúc này quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn tất thẩy”… “nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi bộ phận của giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được. Cách mạng tháng 8/1945 thành công Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độ lập và tuyên bố với thế giới một cách rõ ràng “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập và tự do ấy”. Chỉ sau một năm tuyên bố Độc lập cho tổ quốc thì thực dân Pháp định cướp nước ta một lần nữa. Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đanh thép tuyên bố: “chúng ta đã nhân nhượng càng nhân nhượng thực dân pháp càng lấn tới vì chúng muốn chiếm nước ta một lần nữa. Không chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh thì nguyên lý nguyên tắc đầu tiên và trên hết đó là: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên lý là từ sự phân tích đầy đủ những mâu thuẫn cơ bản chủ yếu của xã hội Việt Nam giai đoạn thuộc địa nửa phong kiến; trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược. Tư tưởng đó cũng nói lên ý chí tự lực tự cường, tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo trong đường lối cũng như thực tế đấu tranh cách mạng, không ỷ lại trông chờ bên ngoài cũng không rập khuôn sao chép của người khác. Nhưng khi bắt gặp chủ nghĩa Lênin thì Hồ Chí Minh khẳng định: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Như vậy theo Hồ Chí Minh chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ. Rõ ràng trong tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc  phải gắn liền với CNXH, lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc được đặt quỹ đạo tiến lên CNXH, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Điều khác biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh là đã giải quyết đúng đắn những vấn đề then chốt của mục tiêu cách mạng không chỉ là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – lênin về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc, giữa giai cấp và dân tộc, giữa quốc gia và quốc tế.

Đúng là trong tư tưởng Hồ Chí Minh yếu tố dân tộc lòng yêu nước thương dân là tiêu biểu là khát vọng. Người ra đi tìm đường cứu nước hành trang lớn nhất mà Nguyễn Tất Thành mang theo chính là chủ nghĩa yêu nước. Năm 1920 khi trở thành người cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện trong tinh thần yêu nước một khuynh hướng dân chủ mới. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin gắn giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với CNXH. Đến đây chủ nghĩa yêu nước ở Hồ Chí Minh có nội dung mới về chất, tinh thần dân tộc được đặt trên cơ sở mới, trên lập trường của giai cấp vô sản. Bước ngoặc căn bản đó ở Hồ Chí Minh chẳng những không làm giảm đi mà trái lại tăng cường hơn nữa về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc và đó là cơ sở đảm bảo quyết định thành công cho sự nghiệp cứu nước theo con đường Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó càng rõ ràng hơn khi đem so sánh Hồ Chí Minh với Phan Bội Châu. Cả hai ông đều đầy nhiệt huyết như nhau về lòng yêu nước thương dân, đó là truyền thống của dân tộc. Nhưng kết cục sự nghiệp của hai ông lại khác hẳn nhau. Trong khi Phan Bội Châu đã lần lượt chuyển từ chủ nghĩa yêu nước theo lập trường quân chủ lập hiến sang lập trường dân chủ tư sản. Kết quả là “một trăm thất bại không một thành công”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường của giai cấp vô sản, độc lập dân tộc thực sự phải gắn liền với CNXH. Chính từ tư tưởng ấy mà chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đa giành được thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí Minh cho ta thấy giai cấp và dân tộc không đối lập nhau, vấn đề không phải hy sinh  ái này để có cái kia, mà là sự thống nhất hữu cơ bên trong không thể tách rời. Đó là sự tác động biện chứng giữa giai cấp và dân tộc, cũng như độc lập dân tộc với CNXH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#duy