Câu 2:Thực trạng thương mại Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

+ Thực trạng thương mại Việt Nam thời kì mở cửa từ năm 1986 đến năm 2007

_Xóa bỏ cơ chế quản lý,tập trung,chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

_Khuyến khích và phát triển các thành phần kinh tế

_Hoạt động thương mại sau gần 20 năm đổi mới đã đạt nhiều thành tựu

+Chuyển việc mua bán từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường,giá cả hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu.Nhờ đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất và kinh doanh,vươn lên làm giàu

+Thị trường chuyển từ trạng thái chia cắt khép kín theo kiểu địa giới hành chính sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường.

+Thị trường ngoài nước được mở rộng theo đa dạng hóa và đa phương hóa theo quan hệ đối ngoại

+Các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hóa phát triển mạnh,thúc đẩy sản xuất,góp phần phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động

+Nhiều cán bộ quản lý kinh doanh thương mại qua sàng lọc đào tạo trong cơ chế mới đã khẳng định được phẩm chất năng lực trong cơ chế thị trường.

  Nhược điểm cần khắc phục thương mại trong thời gian tới

+ Nền thương nghiệp về cơ bản vẫn là nền thương nghiệp nhỏ chưa phân tán buon ban theo kiểu chụp giật qua nhiều tầng nấc trung gian còn phổ biến

+Chưa thiết lập được mối quan hệ kinh tế lâu dài giữa các nhà sản xuất với  nhà buôn để hình thành lưu thông ổn định

+Kỷ cương pháp luật,nạn buôn lậu, buôn bán hàng giả tác động xấu đến sản xuất và đời sống

+Quản lý nhà nước về thương mại còn nhiều hạn chế, chính sách thương mại chậm đổi mới cho phù hợp với quá trình hội nhập.

Tình trạng thương mại Việt Nam từ sau khi hội nhập WTO( sau năm 2007)

Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng hơn, những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng hoá Việt Nam được cắt giảm. Chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn đã và sẽ được cắt giảm cùng các biện pháp phi quan thuế cũng sẽ được loại bỏ theo Nghị định thư gia nhập của các thành viên này mà không bị phân biệt đối xử; tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta.

Về xuất khẩu hàng hoá: năm 2007, xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006 (7,9 tỷ USD) và vượt 15,5% so với kế hoạch. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDI chiếm 58% và tăng 18,4%. Có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD.

Năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng hoá ước đạt 65 tỷ USD, tương đương 73% GDP, tăng 33,9% so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của năm 2008 đạt mức cao gấp nhiều lần so với những năm trước đó. Khu vực doanh nghiệp FDI đạt kim ngạch xuất khẩu 37,3 tỷ USD (kể cả dầu khí), chiếm tỷ trọng 57,4% tổng kim ngạch cả nước và tăng 34,6% so với năm 2007. Doanh nghiệp vốn trong nước chỉ đạt 27,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 42,6% tổng kim ngạch cả nước và tăng 36,5% so với năm 2007.

Năm 2007 – 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị GDP. Gia nhập WTO, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở rộng cả thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản, đến năm 2008 Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 230 nước trên thế giới, trong đó hàng hoá của ta xuất sang 219 nước.

Trong 3 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng. Một số mặt hàng tăng khá, mặt hàng gạo đạt 1.743 nghìn tấn, tăng 71,3%; Hạt tiêu: 25 nghìn tấn, tăng 64,5%. Chè tăng 10,2% về lượng và đạt 29 triệu ha, tăng 10,5% về kim ngạch. Rau quả đạt 91 triệu USD, tăng 2,6%…

Về nhập khẩu hàng hoá: đến nay Việt nam nhập khẩu từ 151 nước trên thế giới. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới. Năm 2007 nhập siêu lên trên 13,1 tỷ USD, bằng 27,5% kim ngạh xuất khẩu. Có 3 mặt hàng nhập siêu lớn hơn 2 lần so với năm 2006 là ôtô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt nam đạt 84 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 28,5 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 55,5 tỷ USD, chiếm 66,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng 35,5% so với năm 2007.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, thép… Thị trường nhập khẩu năm 2008 tập trung chủ yếu vào Châu Á, trong đó nổi bật là các thị trường Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan…

Nhập khẩu quý I/ 2009 giảm mạnh, nhập khẩu tháng 1 đạt 3.344 triệu USD (giảm 55% so với cùng kỳ năm trước), tháng 2 đạt 4.188 triệu USD (giảm 31,9%), tháng 3 ước 4.300 triệu USD (giảm 45%). Một số mặt hàng giảm mạnh như: sữa và sản phẩm sữa (-20%), thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu(-51,9%), xăng dầu (-60,2%), hoá chất ( -31,3%), sản phẩm hoá chất (-28,2%),…

Thời gian qua chúng ta cũng đã thực hiện tích cực các biện pháp kiềm chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng như ôtô và linh kiện ôtô, vàng; kiểm soát nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu; tiết giảm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư…đã góp phần kiềm chế nhập khẩu và giảm nhập siêu một cách hiệu quả. Tuy việc nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu đang được kiềm chế, nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể mức nhập siêu năm 2007: 14,3 tỷ USD, tăng 2,8 lần năm 2006; 2008: nhập siêu 17,5 tỷ USD.

Bên cạnh những tác động thuận lợi khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức như: Gia nhập WTO đòi hỏi tự do hoá thương mại và áp dụng các nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia, điều này tất yếu dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng quyết liệt ngay trên thị trường nội địa. Đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã quen với việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ phục vụ thị trường nội địa trong điều kiện có bảo hộ bằng thuế quan hoặc các hàng rào phi thuế quan thì nay phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đây là một thách thức vô cùng lớn, nếu không có lợi thế tất yếu sẽ bị loại bỏ, trước hết là các doanh nghiệp thương mại. Như vậy sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh quốc tế khắc nghiệt ngay trong thị trường nội địa. Các cơ sở xuất khẩu của Việt Nam chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả với các rào cản thương mại và những biến động khó lường của thị trường thế giới, bởi các rào cản thương mại quốc tế được các nước nhập khẩu dựng lên ngày càng tinh vi, phức tạp và tỷ giá hối đoái biến động trên thị trường thế giới theo hướng bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh phần lớn sản phẩm của ta là thấp. Hiện nay các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam vẫn là các mặt hàng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nhẹ, sử dụng lao động rẻ. Nhập siêu của Việt Nam hiện còn ở mức cao tác động xấu đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Mức thuế quan của Việt Nam còn tương đối cao so với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Theo nguyên tắc của WTO là chỉ sử dụng thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước, do vậy Việt Nam phải xây dựng lộ trình cắt giảm các hàng rào phi thuế quan một cách hợp lý, đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam…

Biện pháp phát triển thương mại trong thời gian tới

Để hoạt động ngoại thương Việt Nam phát triển tốt, vượt qua được những thách thức và khó khăn, vẫn nằm trong danh sách các nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu cao của khu vực và thế giới. Trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và luật lệ cuả WTO, để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, tạo sự đồng thuận đối với các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đây là điều quan trọng giúp họ hiểu được tổ chức này, những lợi ích mà tổ chức này mang lại, nhận thức được những thách thức khi gia nhập WTO nhằm tìm phương cách để khai thác cơ hội, vượt qua thách thức, ứng xử hợp lý và hiệu quả nhất để xây dựng nền xuất khẩu Việt Nam mang tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.

Hai là, phải tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.Để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân trong nền kinh tế “mở”, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi phải tăng nhập khẩu những hàng hoá mà không phải là thế mạnh của chúng ta như máy móc, thiết bị, công nghệ…Do vậy yêu cầu đối với chúng ta là phải tăng kim ngạch xuất khẩu. Muốn vậy phải xây dựng quy hoạch, chính sách và chiến lược để xây dựng các vùng sản xuất và các vùng nguyên liệu tập trung, các vùng sản xuất lớn cho các ngành, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu, có như vậy mới giảm nhập siêu, giảm chi phí sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng và năng suất lao động cao. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu như triển khai các công cụ quản lý xuất nhập khẩu mới phù hợp với yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế.

Ba là, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thương thực hiện có hiệu quả. Ngược lại nó sẽ làm giảm hiệu quả của các hoạt động ngoại thương. Đặc biệt xây dựng các khu kinh tế mở, các đặc khu kinh tế và hệ thống sân bay, bến cảng có tính khu vực và quốc tế. Hình thành mạng lưới hạ tầng liên kết và hiện đại, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại. Xây dựng và củng cố các tiêu chuẩn quản trị chất lượng như ISO, HACCP, ISO-14000, GMP…

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO. Bản thân các chính sách thông thoáng lại tạo nền tảng cho cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu. Kịp thời phát hiện khó khăn của doanh nghiệp để bổ sung, sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, công khai, minh bạch. Thủ tục hành chính cũng phải được thể chế hoá để nghiêm minh, tránh tuỳ tiện trong thực hiện.

Năm là, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam phải giữ được chữ tín với khách hàng, cần chú trọng tập trung các nguồn lực, đổi mới sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng chiến lược sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong nước và thế giới, đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Cần phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, phương thức thanh toán, cách thức xuất nhập khẩu hàng hoá theo hướng mang lại ích lợi nhất cho các doanh nghiệp.

Sáu là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng giới thiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của mình phải tiến hành đăng ký cho từng loại sản phẩm, nhất là sự chuẩn bị đầu tư nguồn lực cho các hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nước ngoài. Xây dựng chiến lược sản phẩm, đây là giải pháp nhằm làm cơ sở và định hướng, từng bước tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Xây dựng và phát triển các tổ chức xúc tiến thương mại, trợ cấp thích hợp. Đây là điều cần thiết, đầu mối giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường…Các ngành, các doanh nghiệp phải chủ động tích cực tìm kiếm thị trường mới, phát triển thị trường Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông. Đồng thời trong bối cảnh

khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chú trọng tập trung vào cả thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ. Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu cơ hội làm ăn, tư vấn pháp lý về các lĩnh vực liên quan tới thương mại quốc tế.

Bảy là, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trang bị tốt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững luật lệ, pháp luật và có năng lực đàm phán quốc tế. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực chính là chiếc “chìa khoá” của sự thành công trong hội nhập, yếu tố quan trọng của sự phát triển nhanh và bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#danhpro