Cau 2 TTHCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Trình bày các luận điểm cơ bản của HCM về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

Các luận điểm cơ bản của HCM về vấn đề dân tộc:

"Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập".

Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.

• "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

• Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Độc lập hoàn toàn và thật sự trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Trong nền độc lập, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc.

• Độc lập thật sự phải gắn với hoà bình thật sự. "Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình...kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước".

• Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập

• Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước.

• Chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và sự thức tỉnh ý thức dân tộc. "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản...", đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính.

Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

• Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Do đó, "giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH...". "yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội".

• Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. "Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy".

Các luận điểm cơ bản của HCM về CM GPDT:

1. CM GPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản

- BH nghiên cứu tìm hiểu các phong trào yêu nước VN cuối TK19 đầu TK20 và Người đã chỉ ra nguyên nhân cơ bảndẫn đến các phong trào này thất bại là do không tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn.

- 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, tìm hiểu CMTS Pháp và CMTS Mỹ, Người cho rằng đây là các cuộc CM không đến nơi. CM không đến nơi chẳng khác nào người đi nửa đường đứt gánh, CM xong lâu rồi mà nhân dân lao động vẫn còn khổ, họ đang mưu tính CM lần 2 ta khôngnnên theo cuộc CM này.

- 1917, CMT10 Nga nổ ra và thắng lợi, Người nghiên cứu cuộc CM này, lúc đầu Người cho rằng nước Nga có chuyện lạ đời biến người nô lệ thành người tự do và Người đã đi sâu nghiên cứu CMT10 và công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc ở nước Nga.

7/1920 Bác đọc được tác phẩm: Sơ khảo lần thứ 1 những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Tác phẩm này làm cho Người cảm động, sung sướng, tin tưởng và sáng tỏ vì đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.

12/1920, sau khi trở thành đảng viên ĐCS, Người khẳng định dứt khóat: muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường CMVS

- Con đường CM này được Bác đưa vào thành đường lối chiến lược CM VN trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là: tiến hành tư sản dân quyền CM và thổ địa CM, tiến tới XHCS, đây chính là con đường CMVS được thể hiện ở VN, là con đường kết hợp độc lập dân tộc và CNXH, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình CMVN từ 1930 đến nay, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của dân tộc ta và đã được lịch sử VN gần 1 TK qua chứng minh.

2. CM GPDT muốn thắng lợi thì phải có Đảng của giai cấp công nhân (ĐCS) lãnh đạo

- Vai trò của ĐCS: Lênin đã khẳng định, hãy cho tôi một tổ chức, tổ chức của những người CM, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga. 1903, Lênin thành lập ĐCS Nga, Đảng này đã lãnh đạo CM XHCN tháng 10/1917 thắng lợi, mở ra thời đại mới, thời đại CMVS

- BH tìm hiểu nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nườc của CMVN cuối TK 19 đầu TK20 là do không có một tổ chức chính trị nào đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử CMVN, Bác nghiên cứu lý luận của Lênin về xây dựng kiểu mới.

1920, Người tham gia thành lập ĐCS Pháp, Người tham gia tích cực vào phong trào CS quốc tế.

1925-1927: Người mở lớp đào tạo cho cán bộ VN ở TQ, trong bài giảng của Người đã chỉ rõ vai trò của ĐCS, Người tự đặt câu hỏi và giảng giải như sau: CM trước hết cần phải có cái gì? Trước hết cần phải có ĐCS, Đảng để làm gì? Đảng để trong thì vận động dân chúng, ngòai thì liên hệ với giai cấp vô sản nơi nơi, Đảng có vững thì CM mới thành công ví như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy, muốn Đảng vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng CN đúng đắn nhất, CM nhất và chân thực nhất là CN Lênin.

- 1930, Bác thành lập ĐCS VN, trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã khẳng định ĐCS VN là Đảng của giai cấp Công Nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng mang bản chất giai cấp của giai cấp công nhân, Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là điểu kiện cơ bản đầu tiên đảm bảo cho CMVN thắng lợi.

- Từ khi có Đảng lãnh đạo, CMVN đã giành nhiều thắng lợi to lớn đã chứng minh quan điểm về vai trò của ĐCS VN đối với CM nước ta là hòan tòan đúng đắn.

3. CM GPDT là sự đòan kết của tòan dân tộc VN trên cơ sở liên minh công nông làm nòng cốt

- Quán triệt quan điểm của cha ông, nước lấy dân làm gốc và quán triệt quan điểm CM là sự nghiệp của quần chúng trong CN Mác Lenin, BH khẳng định CM là công việc chung của dân chúng chứ không phải là côg việc của 1, 2 người và Người còn chỉ rõ lực lượng CM trong giải phóng dân tộc là công nông là gốc CM, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông.

- BH là 1 lãnh tụ nói rất nhiều về đòan kết, Người đã phát huy cao độ cái truyền thống đòan kết của dân tộc VN, Người luôn chăm lo xây dựng, củng cố khối đại đòan kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nông do đảng lãnh đạo và Người phát triển tư tưởng đại đòan kết thành chân lý của thời đại: đòan kết, đòan kết, đại đòan kết, thành công thành công đại thành công.

- Để thực hiện đòan kết dân tộc, đòan kết tòan dân, Người chỉ rõ phải dựa trên hệ tư tưởng Mác Lênin, đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, phải chăm lo xây dựng tổ chức mặt trận, đòan thể trong mặt trận và phải làm tốt công tác dân vận, theo Người dân vận là vận động mọi người dân không trừ một người nào để họ đứng vào 1 tổ chức cụ thể thích hợp thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước.

4. CM GPDT muốn thắng lợi phải tiến hành 1 cách chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc

- Tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo là đặc tính cơ bản trong tư tưởng HCM và Người luôn chỉ dạy cho cán bộ Đảng viên và nhân dân về phương pháp CM: phải độc lập, tự chủ và sáng tạo và có thực hện được tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo thì CM mới thắng lợi.

- Khi nghiên cứu CN Mac, 1920, BH viết: muốn giái phóng dân tộc thì phải giải phóng giai cấp, công cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNXH, của CM thế giới. 1924, Bác lại khẳng định: "CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào CMVS chính quốc và có thể giành thắng lợi trước"

- 1941, người về nước triệu tập và chủ trì hội nghị trung ương 8 (5/1941) người đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nghị quyết 8 khẳng định: "nếu lúc này không đòi được độc lập cho dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được"

- Tóm lại, BH đã khẳng định quan điểm CM GPDT muốn thắng lợi phải sáng tạo vá có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc đã được thực tiễn VN chứng minh khi CM tiến hành bị động, thụ động ỉ lại, trông chờ thì thất bại, tiến hành chủ động và sáng tạo thì thắng lợi và CM GPDT ởVN đã thắng lợi trước CMVS ở Pháp.

5. CM GPDT muốn thắng lợi phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng quần chúng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

- Nghiên cứu phương pháp CM của các bậc tiền bối, Bác cho rằng các phong trào theo hệ tư tưởng phong kiến đặc biệt của cụ Hòang Hoa Thám là sử dụng bạo lực CM thuần túy còn của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh thì mang tính cải lương, còn cụ Nguyễn Thái Học thì manh động ám sát cá nhân với tư tưởng "không thành công cũng thành nhân" là làm liều, nghiên cứu về phương pháp giành chính quyền của Lênin, BH đã thấm nhuần quan điểm sử dũng bạo lực CM của quần chúng giành chính quyền vì lý luận là bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và việc kết hợp 2 lực lượng 2 hình thức đấu tranh đ1o với nhau.

- Nghiên cứu khởi nghĩa của CMT10 BH đã chỉ rõ "khi quần chúng nhân dân được tuyên truyền, được giáo dục, được giác ngộ, được tập hợp lại, được tổ chức lại và đưa họ lên trường tranh đấu thì không sún gống nào thắng được"

- Tư tưởng này của Bác đã được đưa vào cương lĩnh chính trị đầu tiên khẳng định: để giành chính quyền ta phải sử dụng bạo lực CM quần chúng, phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và trong quá trình chỉ đạo Cm bác đặc biệt chú ý xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng và đấy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, từng bước xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang trên cơ sở lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị và trong xây dựng lực lương vũ trang thì dân quân du kích tự vệ phải đông hơn bộ đội địa phương và bộ đội địa phương thì đông hơn bộ đội chủ lực và ta kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, ta phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh CM tòan dân và khi thời cơ đến ta tiến hành tổng khởi nghĩa, sử dụng sức mạnh của quần chúng nhân dân, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để giành chính quyền

Thắng lợi CMT8/1945 đã chứng minh tính đúng đắn và sức mạnh của quần chúng nhân dân VN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hcm