câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

1/Mục tiêu của CM giải phóng dân tộc.

  Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa.

Bằng quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, HCM đã đi đến nhận thức:

- Sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây.

- Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mẫu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân.

- Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.

- Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc.Tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc

Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.

Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị chủ nghĩa thực dân,giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. 

2/Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó

Phong trào yêu nước theo hướng dân chủ tư sản: Phan Bội Châu, Nguyễn Châu Chinh,…

Cách mạng tư sản là không triệt để.

HCM đã tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản: Anh, Pháp, Mỹ. Người nhận thấy: “CM Pháp cũng như CM Mỹ nghĩa là CM tư bản, CM không đến nơi…”

Ø Vì thế, theo Người CM giải phóng dân tộc không đi theo con đường CM tư sản.

Con đường giải phóng dân tộc.

Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

3/Cách mạng giải phóng trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Cách mạng trước hết phải có Đảng

“Cách mệnh trước hết cần phải có gì? Phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động  và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”

Đảng Công sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất.

- Đầu năm 1930, HCM sáng lập ra ĐCSVN – một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc VN, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và mật thiết liên hệ với quần chúng.

- Theo HCM: Đảng Cộng sản VN là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc VN.

-  HCM đã xây dựng được một Đảng cách mạng tiên phong, phù hợp với thực tiễn cách mạng VN, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, được nhân dân thừa nhận, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình.

4/Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân.

Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức

- HCM nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động.

- Người khẳng định “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”.  

Ø Người đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi.

Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc.

-Toàn thể dân tộc VN

-Động lực chính là giai cấp công nhân và nông dân.

5/Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo.

-    Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn.

HCM cũng khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nổ lực tự giải phóng. Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Đó là tính chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc.

Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc.

Theo HCM, CMGPDT ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CN đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là lệ thuộc hay quan hệ chính – phụ.

Đồng thời, Người cho rằng: CMGPDT ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.

c Đây là luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là một cống hiến quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của CNML.

6/Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.

Tính tất yếu của bạo lực cách mạng.

Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Vì thế, con đường giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực.

Theo HCM, bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng.

Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân văn và hòa bình.

Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu nhất.

Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng.

Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo, hòa bình luôn thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng HCM.

Hình thái bạo lực cách mạng.

Theo HCM, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc “lực lượng chính là ở dân”. Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Trong chiến tranh “quân sự là việc chủ chốt” nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa tư tưởng.

Phương châm tiến hành chiến tranh là: Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro